Sunday, December 15, 2013

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC

Bài tại đây:

Trong những năm gần đây, với việc điều chỉnh những chủ trương, chính sách cho phù hợp theo quá trình phát triển của đất nước và hội nhập cùng các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống kinh tế ngày càng phát triển, vị trí trên thế giới ngày càng được củng cố và ủng hộ. Việc gia nhập WTO, trở thành thành viên HĐBA, Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, và sắp tới là TPP là những thành quả rõ ràng nhất đã minh chứng về đường lối phát triển đúng đắn và hợp thời mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã lựa chọn.

Wednesday, December 11, 2013

RẢNH nên nhảm chút

1. Công giáo hay Thiên Chúa giáo
Công, trong công cộng, công an, được sử dụng như một tính từ, mang nghĩa đó là những gì thuộc về toàn thể cộng đồng, chung cho mọi người, do nhà nước ban hành và điều khiển.
Ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều gọi là Thiên Chúa giáo hoặc Ki tô giáo. Tuy nhiên ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo lại được gọi là Công giáo?

Friday, November 22, 2013

Không đề


Chuông điện thoại kêu.
Tôi giật mình tỉnh giấc, người còn mệt mỏi vì vẫn đang bị cảm. Màn hình hiện lên chữ TKLS….Thông thường các thân nhân Liệt sỹ tôi để chữ TKLS (tìm kiếm Liệt sỹ) để phân biệt so với những người khác.

Monday, November 4, 2013

Mối quan hệ giữa Hiến Pháp và các Điều ước Quốc tế - P2

Phần 1: Xem tại đây

Chủ nghĩa nhị nguyên (Dualiste - lưỡng hệ )
Xuất phát từ quan điểm cho rằng thẩm quyền, nguồn gốc xuất xứ và đối tượng áp dụng giữa luật quốc tế và luật quốc gia hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy chủ nghĩa nhị nguyên coi chúng là độc lập với nhau, cho dù có một số điểm có sự đan xen nhưng không phải là một (điểm giao thoa). Chủ nghĩa lưỡng hệ cho rằng pháp luật quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa công dân với công dân, công dân với nhà nước ; pháp luật quốc tế thì điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và giữa các chủ thể quốc tế khác với nhau. Dễ hiểu hơn thì luật quốc gia được sử dụng cho các chủ thể trong nước, còn luật quốc tế sử dụng cho các chủ thể có quan hệ quốc tế. Học thuyết nhị nguyên cũng chia thành hai trường phái riêng biệt.