Dẫn: Trong một lần tranh luận gần đây nhất
trên trang FB của Hương Lan Lê (Blog Google Tiên Lãng) có 1 tranh luận về mối
quan hệ giữa Hiến Pháp và các điều ước Quốc tế. Nay xin trình bày quan điểm cụ
thể của tôi như sau.
Khác với các quốc gia khác trên thế giới,
do hoàn cảnh lịch sử, sau 30/4/1975 Việt Nam có một bộ phận người dân đã rời bỏ
quê hương và sinh sống ở các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ. Không ít người
trong bộ phận những người di cư này do sự uất hận thua cuộc trong Chiến tranh
Việt Nam nên luôn chống phá, xuyên tạc mọi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Lợi dụng sự bất mãn của một số người dân trong nước để lôi kéo
nhằm chia rẽ, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng lợi dụng sự hạn
chế về nhận thức Pháp luật của một số người dân để xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh
của Đảng, Nhà nước Việt Nam XHCN, gây bất ổn tình hình chính trị trong nước. Một
trong những vấn đề thường xuyên được những kẻ này đưa ra là vấn đề tự do và nhân
quyền. Đặc biệt, họ còn tung hoả mù về mối quan hệ giữa các điều khoản trong Công
ước Quốc tế với các Văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước Việt Nam ban hành để
tạo ngộ nhận trong nhân dân.
Trước hết, phải nói rằng quá trình hình
thành Pháp luật của mỗi quốc gia đều dựa trên những hoàn cảnh kinh tế, văn hoá,
xã hội và chính trị của quốc gia đó. Các điều luật được xây dựng dựa trên cơ sở
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích giai cấp. Trong hệ thống
Pháp luật của các nước, Hiến Pháp có một vị trí đặc biệt và tối cao so với các
Luật và Bộ luật khác. Bên cạnh đó, song song với các văn bản QPPL mà mỗi quốc
gia ban hành còn có cả những công ước Quốc tế mà quốc gia đó tham gia. Tuỳ theo
quan điểm của mỗi một quốc gia, quan điểm về quan hệ giữa các điều ước Quốc tế
mà quốc gia đó tham gia với hệ thống văn bản pháp luật mà quốc gia đó xây dựng
và đặc biệt là Hiến Pháp có những cách nhìn nhận, so sánh và đánh giá khác
nhau. Nhưng tựu trung bao gồm hai quan điểm như sau:
Quan
điểm Nhất nguyên (Moniste)
Quan điểm Nhất
nguyên (Nhất hệ) hiện nay được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng. Quan điểm
này cho rằng Pháp luật là một hệ thống thống nhất. Ở quan điểm này, nhằm xác định
mối quan hệ giữa các Điều ước Quốc tế và Hiến Pháp của mỗi quốc gia lại chia ra
làm ba trường phái. Một trường phái ưu tiên cho Điều ước Quốc tế, một trường phái
lại dành phần ưu tiên cho luật pháp quốc gia và trường phái còn lại chính là sự
dung hoà giữa hai trường phái nói trên và hiện nay được khá nhiều quốc gia trên
thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Trường phái này được gọi là Nhất nguyên
dung hoà.
Trường
phái ưu tiên cho Điều ước quốc tế
Trường hợp này
dựa trên quan điểm cho rằng Luật quốc tế có trước luật quốc gia, vì vậy, luật
quốc gia phải tuân thủ theo luật quốc tế. Đồng
nghĩa với nó, trong trường hợp luật quốc gia trái với luật quốc tế thì
những điều luật quốc gia sẽ bị vô hiệu. Điều này triệt tiêu sự xung đột giữa luật
quốc tế và luật quốc gia nhưng lại vi phạm nghiêm trọng trong việc xâm phạm chủ
quyền quốc gia.
Trường phái ưu tiên luật quốc gia
Dựa trên nguyên
tắc đặt chủ quyền quốc gia lên trên hết, pháp luật quốc tế chỉ có mang giá trị
tham khảo và áp dụng. Lúc này luật quốc tế chỉ mang tính chất là một bộ phận
trong hệ thống luật quốc gia và chỉ mang tính chất đối ngoại là chính. Tuy nhiên,
trong xu thế quốc tế hoá hiện nay thì trường phái này dần bị bác bỏ do khái niệm
« chủ quyền có hạn chế » bởi nhiều quốc gia.
Trường phái dung hoà
Trường phái này
công nhận các Điều ước quốc tế cao hơn các luật của quốc gia (thiên về trường
phái ưu tiên cho Điều ước quốc tế). Chính vì vậy trường phái này cho rằng các điều
luật quốc gia tạm thời có giá trị thấp hơn so với pháp luật quốc tế. Trong
trường hợp luật quốc gia trái với điều ước quốc tế thì luật quốc gia nghiễm nhiên
bị vô hiệu. Hiện nay, đa số các quốc gia
trên thế giới đang theo đuổi trường phái nhất nguyên dung hoà.
Một số Hiến pháp tham khảo
Hiến pháp Cộng hoà Pháp
Chương VI
Điều 54
Trong trường hợp, trên cơ sở có đề nghị của Tổng thống,
Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện hoặc Chủ tịch Thượng viện hoặc của 60 Hạ nghị sỹ hoặc
60 Thượng nghị sỹ, Hội đồng Hiến pháp tuyên bố một cam kết quốc tế có điều khoản
trái với Hiến pháp, thì cam kết quốc tế đó chỉ được phê chuẩn hoặc phê duyệt
sau khi đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp.
Điều 55
Điều ước hoặc hiệp ước quốc tế đã được phê chuẩn hoặc phê
duyệt theo đúng quy định, thì ngay khi được công bố sẽ có giá trị pháp lý cao
hơn luật trong nước, với điều kiện điều ước hoặc hiệp ước đó cũng được bên ký kết
kia tôn trọng, áp dụng.
Như vậy, rõ ràng với 2 điều luật nói
trên, Hiến Pháp Cộng Hoà Pháp quy định các điều ước Quốc tế « ngay khi được công bố sẽ có giá trị pháp lý
cao hơn luật trong nước » Nhưng kèm theo đó là điều kiện « cũng được bên ký kết kia tôn trọng, áp
dụng ». Nếu không thì Điều ước quốc tế cũng vô hiệu. Ngoài ra, trong điều
54 cũng thể hiện rõ việc Hiến pháp cao hơn Điều ước quốc tế. Trong trường hợp
Hiến pháp trái với Điều ước quốc tế thì Điều ước quốc tế chỉ có thể được phê
chuẩn hoặc phê duyệt sau khi sửa Hiến pháp. Đồng nghĩa với nó, nếu Hiến pháp không
cần sửa thì nghiễm nhiên Điều ước đó không có giá trị.
Hiến pháp Hoa Kỳ
Điều 6
Khoản 2 :
Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành theo Hiến pháp này, mọi điều
ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ là luật tối cao của quốc
gia. Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luật này; bất cứ một điều gì
trong Hiến pháp hoặc luật của các bang mà trái ngược với Hiến pháp Liên bang đều
không có giá trị.
Như vậy, Hiến
Pháp Hoa Kỳ cũng quy định rõ Hiến Pháp là tối cao của quốc gia và mọi điều ước
(tương đương với luật) nếu trái Hiến pháp đều không có giá trị.
Hiến pháp Việt Nam 1992
Ðiều 146
Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu
lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Việt Nam quy định
rõ việc tham gia ký kết các Công ước quốc tế trong Luật Ký kết, gia nhập và
thực hiện Điều ước Quốc tế.
1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn
đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Như vậy, có thể khẳng định rằng Luật của Việt Nam theo trường phái Nhất
nguyên dung hoà khi cho rằng các điều ước quốc tế cao hơn luật quốc gia, nhưng
vẫn phải chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp khi công nhận Hiến pháp mới có hiệu lực
pháp lý cao nhất.
No comments:
Post a Comment