Ngày
9/10 tại Hà Nội, Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã làm lễ ra mắt chương
trình "Chuyển động 24h". Chương trình sẽ được phát sóng trên VTV1 và
VTV2, khung giờ 11.15 - 12.00 và 18.30 - 19.00, tiến tới năm 2015, chương trình
sẽ trở thành một kênh truyền hình riêng, phát sóng 24h và cập nhật tin tức 30
phút một lần.
Chuyển
động 24h được xây dựng trên tiêu chí “chuyển động” cùng thời gian sống
hàng ngày gồm mới, nóng, nhanh, thời sự với góc nhìn mới, cách bình luận sắc sảo.
Đồng thời, người phụ trách chương trình khẳng định: "Chuyển động 24h sẽ cạnh
tranh với các báo mạng về những thông tin trên mạng xã hội được người dân quan
tâm nhất”. Ngoài ra, chương trình xây dựng góc nhìn khách quan, xoáy sâu vào
trung tâm sự việc, không né tránh, cùng tinh thần bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái tốt,
phát hiện và tôn vinh những sự việc, con người, phẩm giá cao đẹp. Chương trình
được đầu tư hiện đại, ngang ngửa với thiết bị, cách thức tổ chức sản xuất, xây
dựng nội dung, đạo diễn… của các kênh truyền hình như CNN, BBC, NHK…
Với
những thông điệp tốt đẹp mà VTV quảng cáo qua lễ ra mắt "Chuyển động
24h". Khán giả hi vọng sẽ được tiếp nhận những thông tin đầy đủ về mọi mặt
của đời sống xã hội một cách trung thực, chính xác. Mặc dù vậy , trong những ngày
vừa qua, những thông tin mà "Chuyển động 24h" cung cấp hoàn toàn trái
ngược với những gì mà họ đã công bố.
Tin
tức mà "Chuyển động 24h" cung cấp chiếm phần lớn thời lượng của chương trình hầu
hết là những tin giật gân, gây sốc như: bạo lực học đường, nữ sinh đánh nhau, nữ
sinh đâm chết người tình, giám đốc bệnh viện say xỉn chửi bới, người dân sống cùng
ô nhiễm …. rồi những cái tốt đẹp thì ở tận Châu Âu, Châu Mỹ xa xôi…
Đồng
ý rằng, trong xã hội Việt Nam hiện nay rõ ràng còn nhiều hiện tượng tiêu cực xã
hội, thế nhưng đó chỉ là một phần trong đời sống xã hội chứ không phải là tất cả. Nhưng nếu thông qua chương trình thì có thể
thấy đời sống xã hội đã trở nên tiêu cực, đầy rẫy sự bất ổn, tạo tư tưởng tồi tệ,
chán nản, bất mãn trong người dân. Đội ngũ những người làm chương trình, đặc biệt
là dẫn chương trình không chuyên nghiệp, tạo cảm giác diễn kịch trên truyền hình,
khô cứng, vấp váp, gây thất vọng cho không ít người xem về những kỳ vọng tốt đẹp
vào chương trình.
Vấn
nạn báo mạng bất chấp tất cả giật tít, câu view nhằm mục đích thu hút khán giả đã
gây không ít bức xúc trong người dân và ngay cả trong đội ngũ những người làm báo
trong thời gian vừa qua. Thời gian thẩm định thông tin vội vã, viết bài cẩu thả,
nhận định hoàn toàn dựa theo cảm tính; đồng thời, nhìn nhận, đánh giá sự việc
chỉ ở bề ngoài, phần nổi mà chưa đánh giá đúng bản chất của vấn đề cũng như
chưa thể nhận thức được đầy đủ những hậu quả mà mà thông tin cung cấp có thể
gây ra đối với dư luận xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những dư
luận trái chiều, thậm chí phản ứng tiêu cực với các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của nhà nước.
Với
những gì mà "Chuyển động 24h" đã thể hiện trong những ngày qua; người
viết bài cảm thấy thực sự lo ngại về những
hậu quả đối với đời sống xã hội mà "Chuyển động 24h" sẽ gây ra khi chương
trình này trở thành một kênh truyền hình
tin tức như kỳ vọng của những nhà sản xuất. VTV là một đơn vị có tầm ảnh hưởng
lớn, tiếng nói có hiệu ứng xã hội tốt. Do đó, với những gì mà "Chuyển động
24h" đang tạo ra, có thể thấy hình ảnh một xã hội Việt Nam đầy tiêu cực, bất
ổn trong tư tưởng của người dân sẽ sớm trở thành hiện thực, những hậu quả sẽ rất
lớn và lâu dài. Đến lúc đó, VTV sẽ là nguyên nhân không nhỏ của những bất ổn đó
và phải biết chịu trách nhiệm với những gì mình đã, đang và sẽ gây ra.
Đây
không phải là lần đầu tiên, một chương trình truyền hình của VTV cần phải lên án.
Trước đó, một khán giả của VTV đã bức xúc viết bài bình luận trên báo Nhân Dân
về chương trình "Giai điệu tự hào". Những nhận xét nông cạn, thiếu hiểu
biết, lệch lạc và nhạt nhẽo của một số người được mời tham dự chương trình gây
không ít bức xúc trong khán giả. Không ít giá trị truyền thống thông qua những
ca khúc đã trở thành niềm tự hào của dân tộc bị xoá nhoà ranh giới giữa thiện
và ác, giữa chính nghĩa và gian tà, giữa ánh sáng và tối tăm, giữa đẹp và xấu với
sự trợ giúp tích cực của truyền thông. Trên trang facebook của chương trình, một
khán giả đã đưa ra ý kiến: "xin chương trình và các nhạc sỹ, ca sỹ , đừng
áp đặt "cái tôi" của mình vào mà mất đi cái tinh thần, cái hồn cốt của
bài hát, không thể bơm ngực, gọt cằm, nâng mũi ... để thành con manơcanh hoàn hảo
đến từng milimet, nhưng vô hồn, mà lại nói rằng : "làm mới" để phù hợp
với thị hiếu của khán giả trẻ. Tôi cho đó là một sự xúc phạm, kém hiểu biết".
Là
một cơ quan truyền thông quốc gia, với vị thế của mình, VTV có những định hướng
và chiến lược phát triển lâu dài xứng đáng với tầm vóc của mình trong hệ thống
truyền thông; cao hơn nữa là nhằm phục vụ các mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà
nước. Thế nhưng, những chương trình mà VTV xây dựng không có tính chọn lọc, chạy
đua theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận nhỏ trong xã hội gây không ít thất
vọng trong khán giả của VTV. "Đẳng cấp" của VTV là ở một vị trí khác,
chứ không phải đẳng cấp theo kiểu "cạnh tranh với báo mạng" bằng bất
cứ một tiêu chí, lý do gì.
Một
xã hội có phát triển tốt đẹp, có thực sự dân chủ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống
truyền thông báo chí. Vai trò của nhà báo, của các cơ quan thông tấn là phải
cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực, đa chiều về mọi mặt của đời
sống xã hội chứ không chỉ có đưa những thông tin tiêu cực và sai trái. Tuy
nhiên, khách quan và trung thực không có nghĩa là điều gì cũng có thể đưa lên một
cách thô mộc, không được chỉn chu; bởi với một đất nước như Việt Nam, báo chí
phát triển mạnh mẽ, song vẫn cần phải nằm trong khuôn khổ luật pháp nhất định,
phục vụ cho những yêu cầu phát triển của đất nước. Hơn lúc nào hết, các cơ quan
báo chí, đặc biệt là VTV cần phải xác định tư tưởng "Lấy đại cuộc làm trọng"
để xác định hướng đi, cách làm cụ thể trong việc cung cấp thông tin của mình đến
đại đa số quần chúng nhân dân.
No comments:
Post a Comment