1. ĐẦU VÀ ĐÍT
Mình, khi còn buôn rượu, có 1 lần Giám đốc và tay
trưởng phòng XNK (em ruột giám đốc) của công ty vào muốn đi chơi Vũng Tàu. Mình
đưa đi và nhân tiện đi công tác luôn. Buổi sáng hẹn gặp hai chị em ở bến tàu
cánh ngầm nó hỏi:
- Anh đi đâu thế?
- Tao đưa chị với mày xuống VT chơi, nhân tiện đi
công tác chứ đi đâu.
- Sao anh ăn mặc thế này? (ý nó nói mình mặc quần
Jean, áo thun, đeo balo, đi dép) Em thấy đội ngũ kinh doanh ngoài HN ăn mặc lịch
sự lắm, sơ-vin, ca táp, đi xe ôm đến cách nhà khách hàng khoảng 2km rồi bắt
taxi cho nó hoành tráng. Anh đường đường là một quản lý miền ….
- Mẹ, quan trọng hoá vấn đề, xuống VT khách liền liền
nhau cả 1 dãy phố, đi bộ cho tiện. Đi bộ mà sơ-vin thì chả lẽ vài phút phải dừng
lại để chỉnh quần áo? 1 cái balo của tao có đủ cả quần áo đi công tác vài ngày,
cả tài liệu, cả hàng mẫu. Chả tiện dụng hơn chúng nó 1 cái ca táp, rồi 1 cái
túi đồ à.
Mình nhớ lại câu chuyện này vì mấy hôm nay trong giới
PV các bạn ấy đang khóc lóc vì không có chỗ ngồi tử tế để tác nghiệp tại nhà Quốc
hội mới. Như chị Beo Hồng có bình luận đại ý:
"Trên mạng xã hội,
tòan bộ báo cáo của Thủ tướng tại cuốc hội đã bị chuyện cái ghế ngồi cho phóng
viên lấn át.
Kết luận của Beo: đít quan trọng hơn đầu."
Kết luận của Beo: đít quan trọng hơn đầu."
Không biết các bạn có
hiểu ý bà Beo không?
Khi làm báo, quan trọng và ưu tiên hàng đầu là tiếp cận, xử lý được thông tin sớm nhất, để từ đó phản ảnh tới độc giả nhanh nhất chứ không phải chỗ đặt ĐÍT.
Nhưng thật sự khi mấy bạn lều báo coi trọng cái ĐÍT hơn cái
ĐẦU như vậy thì báo chí không nát… mới là lạ. Nếu hiểu thì tự mình ngẫm đi. TOÀN - GIẺ - RÁCH.
2. CHUYỆN ÔNG BỘ TRƯỞNG
Một bạn đưa cho mình
một trang FB của một lều báo Tuổi Trẻ có nick là sứt hay mẻ gì ấy. Trên trang cá
nhân, bạn ấy bày tỏ sự thất vọng về cách trả lời, ứng xử của ông Phùng Quang
Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Hãy khoan nói về thái
độ của bạn ấy. Mình chỉ nói một số quan điểm cá nhân như thế này.
Ông Phùng Quang Thanh
tham gia trong Quân đội từ năm 1967, sau 4 năm chiến đấu tại chiến trường miền
Nam ông đã giữ chức vụ Đại đội trưởng và được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND,
lúc này ông ấy mới có 22 tuổi. Như vậy, đủ hiểu rằng ông ấy là một con người có
bản lĩnh, trình độ, sự dũng cảm như thế nào.
Từ 1996 – 2001 ông
Thanh giữ chức Tư lệnh Quân khu 1. Giai đoạn này là lúc bạn sứt mẻ nào đấy đang
lê lết ở giảng đường Đại học. Nhưng đối với Đảng, Nhà nước, quân và dân các tỉnh
biên giới là giai đoạn cực kỳ căng thẳng trong quá trình đàm phán, ký kết và cắm
mốc phân giới khu vực biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Là tư lệnh
khu vực phía Đông Bắc, tướng Thanh là người trong cuộc đồng thời thừa hiểu những
biện pháp đấu tranh cả mềm mỏng và cứng rắn trong trận chiến không có mùi thuốc
súng này. Gọi đó "trận chiến không có mùi thuốc súng" thì các bạn sẽ
hiểu sự căng thẳng và khốc liệt của nó như thế nào trong việc giành dân, giữ đất
khu vực biên giới phía Bắc. Cuộc chiến này là sự đấu tranh kiên quyết, bền bỉ,
nhất quán về quan điểm giữ vững chủ quyền mà chỉ những người có tham gia mới có
thể hiểu biết được thực tế những gì đã xảy ra. Đó là trí tuệ, là mồ hôi xương máu
của biết bao nhiêu con người đã đổ xuống để giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.
Nên nhớ rằng, sau khi ông Phùng Quang Thanh giữ chức
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì Việt Nam triển khai hàng loạt thương vụ mua bán vũ
khí, chú trọng nâng cao phòng thủ hướng biển. Bởi giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy
ra 3 vấn đề tranh chấp lớn về đường biên giới bao gồm: " Đường biên giới
trên bộ" "Phân định vịnh Bắc Bộ" và "phân định ranh giới trên
biển Đông", trong đó hiện nay còn tồn tại vấn đề "Phân định ranh giới
trên biển Đông". Nếu là một người có kiến thức nhất định về vấn đề biên giới,
thì với đường biên giới mở của Trung Quốc (đường 9 đoạn đứt quãng), như vậy
Trung Quốc sẵn sàng khiêu khích nhằm tạo ra một cuộc chiến tranh biển, qua đó,
họ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp; một kiểu: dùng lửa hàn kín đường biên
giới biển.
Đánh giá tiềm lực quân
sự Việt Nam, đặc biệt là phòng thủ biển so với Trung Quốc để rồi lúc nào cũng đòi
lên gân với Trung Quốc thì là cái dũng của kẻ thất phu. Không khác con bò tót lúc
nào cũng nhìn thấy cái tấm khăn đỏ mà lao vào. Một cuộc chiến tranh xảy ra là
liên quan đến hàng vạn sinh mạng của nhân dân là sự tụt hậu về kinh tế. Và điều
ấy, người viết bài này có thể khẳng định là các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân
đội không hề muốn. Việc mềm mỏng trong ngoại giao nhằm hạn chế thấp nhất những
khả năng có thể xảy ra xung đột như ông cha ta đã từng nói "Một điều nhịn,
chín điều lành". Song song với việc đó là sự chuẩn bị cho chiến tranh để
giữ gìn hoà bình: "Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng". Sự mềm mỏng,
kiên trì trong đàm phán ngoại giao, đồng thời chuẩn bị tích cực sẵn sàng đấu
tranh giữ vững chủ quyền nhằm hạn chế thấp nhất những hậu quả khi có tình huống
xấu xảy ra là phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam. Người Việt Nam chỉ
cầm súng đứng lên khi bị dồn vào bước đường cùng.
Các bạn lều báo nên nhớ
đến những điều trên và khi muốn chê bai bất cứ một chủ trương chính sách nào của
Đảng, Nhà nước và Quân đội cho dù trên truyền thông hay cá nhân thì hãy nghĩ đến
chính bản thân bạn và gia đình trước khi có chuyện xảy ra. Nên nhớ, sự tàn phá
của chiến tranh chính các bạn, người thân và người dân ngoài xã hội mới phải chịu
trước, sau đó mới đến các nhà lãnh đạo cao cấp. Thế nên, nếu không hiểu, không
biết thì tốt nhất là im lặng. Không ai chê trách khi mình không thể hiện cái sự
"nghĩ ngắn" ra ngoài.
No comments:
Post a Comment