Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
(GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề ""Tờ
rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của
công an Thành phố Hồ Chí Minh". Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành :
""Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ
Chí Minh".
Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm
Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với
mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản
cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng.
Bài
báo chú trọng khá kỹ về nội dung tờ rơi. Đặc biệt, phần cuối, tác giả bài báo
còn thể hiện sự so sánh đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Công an Tp HCM với cách
phân cấp trong Quân độinhằm chứng tỏ một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp (?)
Tiếp tác giả đánh giá sự bất lực, yếu kém của đội ngũ CA Tp HCM khi cho rằng
với đội ngũ đông đảo như vậy nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến tồi tệ. Nội
dung bài viết như sau:
"So sánh quân hàm và
chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng,
bốn thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính
ủy binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo
Công an TP.HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!
Với đội ngũ lãnh đạo
cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường, quận,
thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các đội săn
bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sĩ) từ Bộ Công an chi
viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?"
Thứ nhất, tác giả bài báo không hiểu những khái
niệm cơ bản về phân cấp trong LLVT, vì thế, sự so sánh như vậy là ấu trĩ và
hoàn toàn khập khiễng. Một cách hiểu đơn giản nhất, đối với những thành phố có
vị trí đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá
và xã hội như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì cán bộ lãnh đạo trong LLVT
luôn có số lượng đông hơn và cấp hàm cao hơn những tỉnh, thành khác.
Thứ hai, việc phát tờ rơi là công an phường Phạm
Ngũ Lão triển khai. Đặc điểm của phường Phạm Ngũ Lão là địa bàn có nhiều khách
du lịch người nước ngoài tạm trú. Do đó, hoạt động của tội phạm khu vực này có
nhiều diễn biến phức tạp hơn các khu vực khác. Việc phát tờ rơi của một phường
(có thể) là triển khai thử nghiệm, chưa phải là chủ trương chung của công an
thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả cố tình không nhắc đến bản chất của
vấn đề mà cố tình xuyên tạc cho rằng đó là sự yếu kém chung của công an thành phố
Hồ Chí Minh. Như vậy, ở đây có thể quy tác giả bài viết về hành vi vi phạm theo
điều 258 của Bộ luật hình sự
Một minh chứng cho vấn đề "triển khai thử nghiệm" có thể
thấy qua trường hợp Công an thành phố Thanh Hoá thử nghiệm quăng lưới chặn bắt
người vi phạm giao thông, chống đua xe là thử nghiệm của một đơn vị cấp huyện,
chưa phải là chủ trương chung của cơ quan công an cấp tỉnh. Do đó, không thể
nói đây là phương pháp mà công an tỉnh Thanh Hoá đưa ra.
Thứ ba, như nhiều báo chí khác đã đưa tin, vấn đề phát tờ rơi, hoặc cảnh báo cho người dân, khách
du lịch đã được nhiều quốc gia triển khai. Ngay tại Việt Nam, cơ quan công an
cấp phường xã cũng thường xuyên thông báo cho người dân về các thủ đoạn tội
phạm, in ấn các biển cảnh báo tại các tụ điểm đông người, công cộng hoặc tại
các cơ sở kinh doanh để người dân có thể chủ động phòng tránh, đối phó với các
loại tội phạm. Như vậy, việc phát tờ rơi nhằm cảnh báo đối với khách du lịch là
việc hoàn toàn nên làm. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức trong khách du lịch về
những hình thức tội phạm mà họ dễ gặp phải để chủ động xử lý khi có tình huống
xảy ra.
Vì
vậy, việc làm của Công an phường Phạm Ngũ Lão là việc làm đáng hoan nghênh, chứ
không phải là đáng lo ngại hay bôi xấu thực trạng xã hội mà nhà báo cố tình xuyên
tạc. Có chăng, vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong "tờ rơi" có thể
chưa chuẩn theo văn phạm và cần phải điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Vai
trò của nhà báo khi lên tiếng cần phải công tâm, giữ được sự ngay thẳng trong bài
viết của mình. Đáng tiếc rằng tác giả Xuân Dương và ban biên tập GDVN không tôn
trọng những nguyên tắc cơ bản nhất trong đạo đức của người làm báo. Trong bài
viết của mình, với thái độ hằn học, tác giả đã cố tình lợi dụng tự do báo chí,
tự do ngôn luận để suy diễn, xuyên tạc, bôi đen hình ảnh của lực lượng CAND thành
phố Hồ Chí Minh. Đây là hành vi cần lên án và có biện pháp xử lý thích đáng làm
gương cho những trường hợp khác.
Để
có được sự tôn trọng của độc giả, ngoài sự khách quan, trung thực trong phản
ánh sự việc, người cầm bút cần phải có những phông nền kiến thức nhất định về
vấn đề mà mình viết. Khi viết về vấn đề cụ thể, ngoài tổng hợp, phân tích những
kiến thức xung quanh vụ việc...
Hơn ai hết, bản thân mỗi nhà báo cần phải xác định trách nhiệm định hướng dư luận xã hội của chính mình, cũng như cơ quan báo chí nơi nhà báo đang công tác. Do vậy rất cần có sự thận trọng trong việc đánh giá những tác động của bài báo đối với dư luận xã hội; tuyệt đối tránh những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới định hướng của bài báo, dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong vụ việc nêu trên.
Hơn ai hết, bản thân mỗi nhà báo cần phải xác định trách nhiệm định hướng dư luận xã hội của chính mình, cũng như cơ quan báo chí nơi nhà báo đang công tác. Do vậy rất cần có sự thận trọng trong việc đánh giá những tác động của bài báo đối với dư luận xã hội; tuyệt đối tránh những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới định hướng của bài báo, dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong vụ việc nêu trên.
No comments:
Post a Comment