Trong thời gian gần đây, một số báo chí liên
tục đưa tin về trận chiến đấu trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam giữa lực
lượng Hải quân Việt Nam Cộng hoà và lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Trung
Quốc vào ngày 19/1/1974. Hều hết các tư liệu được các báo sử dụng và trích dẫn
dựa theo các bài viết của một số sĩ quan VNCH như đại tá Hà Văn Ngạc, trung tá
Trần Hữu San và một số nhân viên của hai tàu Hải quân HQ-4 và HQ-5. Hầu hết các
tư liệu này được lưu trữ và sử dụng làm Tài liệu : "Thế giới lên án
Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục chiến tranh
chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.
Trên Blog Củ Hành đã có bản trích khá đầy đủ
tường thuật về trận chiến của Trung tá Lê Văn Thự - Chỉ huy tàu HQ-16 là tàu
trực tiếp tham chiến và thiệt hại nặng chỉ sau tàu HQ-10 tại đây :
Trong bài viết của mình, ông Lê Văn Thự nói rõ
ràng mặc dù 4 tàu của VNCH lúc đó được đặt dưới sự chỉ huy của ông Ngạc, tuy
nhiên, ông Thự chỉ tiếp nhận duy nhất lệnh đổ bộ người nhái của ông Ngạc lên
đảo Quang Hoà. Từ đó cho đến khi kết thúc trận chiến, ông Thự không nhận được
bất kỳ một lệnh nào của ông Ngạc, đồng thời, trong tường thuật của ông cũng thể
hiện chỉ có HQ-10 và HQ-16 (Phân đội II) độc lập tác chiến, không có sự hỗ trợ
của Phân đội HQ-4 và HQ-5 (Phân đội I). Bên cạnh đó, trong bài viết của mình,
ông Thự còn khẳng định : « Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy
một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16
được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và
HQ-5 ». Như vậy vai trò của HQ-4 và HQ-5 trong trận chiến này là
gì ?
Trên báo Tuổi Trẻ, ngày 03/01/2014 có đoạn
tường thuật của Thượng sĩ Lữ Công Bảy (HQ-4) « HQ-4 lùi ra dùng mũi tàu ủi
thẳng tàu TQ. Mũi HQ-4 và neo vướng vào cửa và hành lang phòng lái làm gãy hành
lang và cong cửa phòng lái của tàu TQ. HQ-16 cũng quyết liệt như vậy.”. Trong
bài viết của mình, ông Thự lại nói hoàn toàn ngược lại khi cho biết :
« Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tàu. Nhưng cả hai tàu cũng
cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung Cộng và
làm rách bè nổi của tàu Trung Cộng. ». Ở đây, có thể thấy rõ cách thể hiện
hoàn toàn khác nhau về việc đụng độ của tàu VNCH với tàu Trung Quốc.
Theo ông Thự, trận hải chiến này thực sự chỉ
có 2 tàu thuộc Phân đội II và 3 tàu của Trung Quốc tham chiến. Sau khoảng 30
phút giao tranh, một tàu của Trung Quốc bốc khói, một tàu khác bị mất lái (mất
khả năng chiến đấu), sau đó tàu HQ-16 bị trúng đạn 127 ly do tàu HQ-5 bắn vào
phía bên phải (phù hợp với bản đồ trận chiến) nên bị nghiêng 10 độ và mất khả
năng chiến đấu nên phải rút khỏi trận chiến. HQ-10 chỉ bị thiệt hại nhẹ (đám
cháy nhỏ ở khu vực buồng chỉ huy có thể dập bằng bình CO2 nhưng không có ai
dập) lại bị đánh chìm. Với số lượng tàu và vũ khí áp đảo (các tàu HQ-5, HQ-10,
HQ-16 đều có vũ khí mạnh hơn 3 tàu của Trung Quốc, tàu HQ-4 các súng đều sử
dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao).
Nhưng HQ-4 lại không tham chiến, HQ-5 thì lại bắn vào HQ-16, bên cạnh đó, ông
Thự có đặt ra giả thuyết là hạm trưởng HQ-10 có thể bị trúng đạn do HQ-5 bắn
vào. Như vậy, với khoảng cách khá giữa các tàu tham chiến lý do nào HQ-5 lại
« bắn lạc » vào quân ta (?) Trong khi ông Ngạc lại khẳng định
rằng « nhìn thấy các dàn hoả tiễn » trên tàu Trung Quốc. Đây là điều
hết sức vô lý, hoặc có thể HQ-5 « cố tình tiêu diệt HQ-10 và HQ-16
(?) »
Một điều hết sức mâu thuẫn mà ông Thự băn
khoăn là việc sai nguyên tắc chỉ huy đối với Phân đoàn 1. Theo đó, ông Vũ Hữu
San là trung tá, hạm trưởng HQ-4 lại chỉ huy ông Đại tá Ngạc (trên HQ-5) theo
chỉ thị của ông Ngạc. Thông thường, người chỉ huy cao nhất sẽ thực hiện toàn bộ
việc chỉ huy các tàu trong hạm đội trên soái hạm. Như vậy, theo nguyên tắc thì
HQ-5 sẽ đóng vai trò soái hạm và ông Ngạc sẽ thực hiện chỉ huy tác chiến đối
với các tàu khác. Phải chăng, ông Ngạc đã biết một điều gì đó « có thể xảy
ra » nên đã giao nhiệm vụ cho ông San nhằm đổ trách nhiệm cho ông này nếu
sự việc đó xảy ra ?
Quá trình tác chiến không thống nhất, đồng bộ
như : không nắm rõ nhiệm vụ để phối hợp, không có kế hoạch hành quân,
không có phương án liên lạc thay thế, thực hiện đổ bộ đánh chiếm đảo nhưng
không chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ và thực phẩm, không có cứu
thương đi kèm, không họp rút kinh nghiệm sau trận chiến tạo sự nghi vấn cao
điểm đối với bất kỳ một sĩ quan tác chiến nào nếu xem xét kỹ trận chiến. Phải
chăng, việc đưa hai phân đoàn ra thực hiện nhiệm vụ nhằm một mục đích
khác ? Những người trong Bộ tư lệnh Hải quân VNCH và đại tá Ngạc hoàn toàn
biết kết quả của trận chiến, thậm chí, sẵn sàng hi sinh HQ-10 và HQ-16 với một
mục tiêu nào đó ? Trong bài « Biển Đông dậy sóng » ông Trần Bình
Nam có viết : « Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau
lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ
“tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy
chiến thuật ».
Một vấn đề cần lưu ý khác là sau khi trận chiến
xảy ra, HQ-4 và HQ-5 chạy sang Phillipines chứ không quay trở ngược lại Việt
Nam. Chỉ có HQ-16 của ông Thự trở về với “thương tích đầy mình”. Phải chăng việc
chạy sang Phillipines với lý do “sửa chữa tàu’ nhằm mục đích che dấu việc HQ-4
và HQ-5 không bị một vết đạn nào như lời ông Thự nêu?
Với những vấn đề nêu ở trên, có thể nhận thấy
trận chiến khu vực Hoàng Sa ngày 19/1/1974 nằm ở một góc độ sắp xếp có chủ ý
của phía VNCH. Theo đó, sau khi bị chiếm một số đảo, nhằm xoa dịu tình hình,
đồng thời muốn chứng minh thái độ « yêu nước » qua việc « lên án
Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa » mà bộ máy tâm lý chiến của VNCH đã thí tốt,
đưa một số tàu chiến ra hi sinh để xây dựng hình tượng, che dấu sự yếu kém, bất
lực của quân đội VNCH trong việc để mất quyền kiểm soát đối với Quần đảo Hoàng
Sa. Thực tế, nếu giải đáp theo hướng này có thể chứng minh một cách chính xác
và hùng hồn nhất những nghi vấn khó giải thích ở trên.
Sau 40 năm, đã đến lúc cần có những đánh giá
cụ thể, khoa học về trận Hải chiến Hoàng Sa giữa lực lượng Hải quân VNCH và Hải
quân Trung Quốc. Cần tìm rõ sự thật ẩn giấu sau cuộc chiến này để đưa trận Hải
chiến Hoàng Sa về đúng vị trí của nó trong lịch sử đấu tranh giữ gìn biển đảo
của Tổ Quốc. Đồng thời qua đó ghi nhận công lao một cách chính xác, công bằng
đối với những người đã tham gia cuộc hải chiến này.
No comments:
Post a Comment