Phần 1: Xem tại đây
Chủ nghĩa nhị nguyên (Dualiste - lưỡng hệ )
Xuất phát từ quan điểm cho rằng thẩm quyền, nguồn gốc xuất xứ và đối tượng
áp dụng giữa luật quốc tế và luật quốc gia hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy chủ
nghĩa nhị nguyên coi chúng là độc lập với nhau, cho dù có một số điểm có sự đan
xen nhưng không phải là một (điểm giao thoa). Chủ nghĩa lưỡng hệ cho rằng pháp
luật quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa công dân với công dân, công dân với nhà
nước ; pháp luật quốc tế thì điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và
giữa các chủ thể quốc tế khác với nhau. Dễ hiểu hơn thì luật quốc gia được sử dụng
cho các chủ thể trong nước, còn luật quốc tế sử dụng cho các chủ thể có quan hệ
quốc tế. Học thuyết nhị nguyên cũng chia thành hai trường phái riêng biệt.
Trường phái cực đoan
Trường phái này cho rằng hai hệ thống luật nói trên hoàn toàn tách biệt lẫn
nhau, do đó, giữa luật quốc gia và luật quốc tế không có xung đột. Nếu một luật
của một quốc gia trái với điều ước quốc tế thì sử dụng song song cả hai để điều
chỉnh một hành vi (cùng có chung hiệu lực). Mặc dù vậy, pháp luật quốc gia phải
điều chỉnh và hoàn thiện để thực thi luật quốc tế. Như vậy, có thể hiểu rằng, đối
với trường phái nhị nguyên cực đoan thì luật quốc tế vẫn được coi là cao hơn các
điều luật quốc gia.
Trường phái dung hoà
Về cơ bản, trường phái dung hoà vẫn tách biệt luật quốc gia và luật quốc
tế nhưng lại chấp nhận có sự xung đột giữa luật quốc gia và luật quốc tế. Dể hiểu
hơn thì như ta ném hai hòn đá xuống mặt nước thì tạo ra hai vòng tròn và sẽ có điểm
giao thoa giữa hai vòng tròn này. Để giải quyết vùng giao thoa này, trường phái
dung hoà xây dựng các quy định, dẫn chiếu hoặc chuyển hoá từ hệ thống pháp luật
này sang hệ thống pháp luật khác. Trường phái này cũng dành sự ưu tiên cao đối
với hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, trong trường hợp chuyển đổi quy phạm
pháp luật từ luật quốc tế sang luật quốc gia lại phải có sự đồng ý bằng văn bản
của nhà nước. Điều 27, Công ước Viena năm 1969 của Liên Hiệp Quốc quy định :
« Một bên không thể viện những quy định của pháp luật trong nước làm lý do
để không thi hành điều ước ». Như vậy, có thể hiểu là mặc dù có sự giao
thoa, hay tách biệt nhưng rõ ràng khi đã thực hiện ký kết các điều ước quốc tế
thì nhà nước phải đặt tối thiểu ngang hàng hoặc hơn so với luật quốc gia.
Như vậy, theo cả hai học thuyết Nhất nguyên hay Nhị nguyên
về căn bản đều quy định luật quốc tế được ưu tiên hơn luật quốc gia, luật quốc
gia tuy không bằng nhưng vẫn có hiệu lực. Hai chủ nghĩa này chỉ khác nhau về vị
trí độc lập hay vị trí trên dưới của hai hệ thống luật này.
Về
vị trí của Hiến Pháp
Hiến pháp là LUẬT CƠ BẢN (xương sống trong hệ thống luật) của mỗi quốc
gia và chiếm vị trí tối cao trong hệ thống. Dựa vào các quy định trong Hiến pháp
sẽ xây dựng những Bộ luật, luật cho quốc gia nhằm điều chỉnh quan hệ trong quốc
gia đó (luật quốc gia). Dựa trên Hiến pháp, nhà nước sẽ xây dựng, điều chỉnh mọi
quan hệ cả quốc gia và quốc tế. Hiểu một cách đơn giản nhất, trong trường hợp cần
thiết ký một công ước nào đó thì các quốc gia sẽ phải xem xét có phù hợp với Hiến
Pháp và cần thiết hay không ? Nếu phù hợp và cần thiết thì sẽ ký, khi ấy,
luật quốc tế mới được can thiệp vào nội bộ quốc gia đó, nếu cảm thấy không phù
hợp hoặc trái với Hiến pháp của quốc gia thì không ký và điều ước quốc tế nghiễm
nhiên là không có tác dụng với quốc gia đó. Việc bảo vệ tính tối cao của Hiến
pháp trước các điều ước quốc tế chính là việc đảm bảo quyền tự chủ, tính độc lập
và chủ quyền của quốc gia trước các điều ước quốc tế.
Vị
trí của các điều ước quốc tế trong hệ thống luật Việt Nam
Ngày 14/6/2005, Quốc Hội nước Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều
ước quốc tế.
Khoản 2 Điều 3 : Phù
hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định
của pháp luật trong nước
1. Trong trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế.
2. Việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề.
3. Căn cứ vào yêu cầu, nội
dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi
quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp
dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực
hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
Như vậy Việt Nam chấp nhận quan điểm về ưu thế của điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết và coi điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết là một bộ phận
cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam (quan điểm Nhất nguyên dung hoà). Về
hiệu lực thi hành thì điều ước quốc tế nghiễm nhiên đứng vị trí chỉ sau các quy
định trong Hiến pháp Việt Nam và trước các Bộ luật, luật do Việt Nam ban hành.
Nếu suy xét kỹ, trong khoản 3, Điều 6 nói trên « quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế
đó. » Như vậy, ở đây đã có điều kiện mở để chuyển đổi điều ước quốc tế
thành nội luật « sửa đổi, bổ sung », nếu không cần thiết thì « bãi
bỏ » để phù hợp với Hiến pháp Việt Nam. Do đó, khẳng định rằng khi tham
gia các điều ước quốc tế, chủ quyền của Việt Nam và Hiến pháp vẫn được đặt ở vị
trí tối cao so với các điều ước quốc tế.
Có ý kiến cho rằng : « Theo quy định của Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2009 thì Hiến pháp là một văn bản pháp luật, và chiếu
theo điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế thì cũng có
nghĩa Hiến pháp phải đặt bên dưới các Điều ước quốc tế ». Nếu nhìn sơ câu
hỏi bên ngoài thì đánh giá như trên có vẻ đúng và như vậy Hiến pháp cũng không
được trái với các Điều ước quốc tế. Tuy nhiên, đây là một luận điệu xuyên tạc,
bẻ chữ của những đối tượng bất mãn, chống đối nhà nước nhằm phủ nhận vị trí tối
cao của Hiến pháp trong hệ thống Pháp luật của Việt Nam.
Đối tượng điều chỉnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là quy
trình xây dựng, hoàn thành và công bố các văn bản quy phạm pháp luật. Về mặt nội
dung, cơ quan nào chuẩn bị, công bố nội dung các văn bản ; quá trình xây dựng,
soạn thảo văn bản, quá trình thẩm tra văn bản….Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật được xây dựng nhằm đảm bảo tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp
luật trước khi được ban hành. Ngay tại điều 2 và điều 11 của Luật này cũng quy định
rõ việc xây dựng Hiến pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội tức Quốc hội mới có
quyền lập hiến. Hiến pháp của một quốc gia thể hiện ý chí của toàn dân. Vị trí
của Hiến pháp là tối cao và không có một điều luật nào có thể đứng trên Hiến pháp.
Việc cố tình xuyên tạc như cách đặt vấn đề ở trên nhằm phủ nhận ý chí của toàn
dân tộc. Qua đó, tạo điều kiện cho các điều ước quốc tế can thiệp thô bạo vào
chủ quyền của mỗi quốc gia. Nên nhớ rằng, trong tất cả các điều ước quốc tế cũng
đều nói đến sự hạn chế nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia tham gia
công ước. Đây chính là sự tôn trọng của các điều ước quốc tế đối với hệ thống
pháp luật của mỗi quốc gia.
Với quan điểm nói trên, tôi cho rằng, việc phân định rõ vai trò, vị trí của
Hiến pháp, các điều ước quốc tế và luật quốc gia là cần thiết và cần có những
quy định rõ ràng hơn về việc này. Qua đó, nhằm xác định và phát huy tốt hơn tác
dụng của từng bộ phận trong việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật của nhà
nước, góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc của những đối tượng bất mãn,
chống đối chính trị tìm mọi cơ hội và thủ đoạn nhằm phá hoại quyền độc lập, tự
chủ của nhân dân, nhà nước Việt Nam. Khẳng định vai trò tối cao của Hiến pháp
trong hệ thống luật Việt Nam nhằm xác lập chủ quyền quốc gia trong việc lập hiến
và lập pháp.
No comments:
Post a Comment