Chuông điện thoại kêu.
Tôi giật mình tỉnh giấc, người còn mệt mỏi vì vẫn đang
bị cảm. Màn hình hiện lên chữ TKLS….Thông thường các thân nhân Liệt sỹ tôi để
chữ TKLS (tìm kiếm Liệt sỹ) để phân biệt so với những người khác.
- Em ơi, em có biết phiên hiệu DMT có nghĩa là gì
không? Bạn học của chị giấy báo tử đề như vậy thôi.
- DMT thông thường được hiểu là “Diện mất tích” chị
ạ. Những trường hợp này tốt nhất là nên xin trích lục xem có thông tin gì không?
Chị bảo bạn chị gửi email cho em rồi em xem có khai thác được thông tin gì không?
Chị nhớ nói với gia đình khéo khéo một chút giùm em nhé.
Cúp máy, mệt mỏi.
Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, quá khứ đau thương
đối với dân tộc gần như đã khép lại, nhưng đối với các gia đình liệt sỹ, nó vẫn
hiện diện từng ngày, từng giây phút. Do điều kiện thiếu thốn, do hoàn cảnh chiến
tranh, nhiều trường hợp liệt sỹ khi hi sinh không thể làm tốt công tác tử sỹ.
Chính vì vậy, hết sức đau xót khi có những Nghĩa trang như NTLS Quốc tế Việt Lào
có tới 12.000 mộ liệt sỹ nhưng chỉ có khoảng hơn 2.000 mộ LS có thông tin.
Có những trường hợp thân nhân gia đình gọi điện
cho tôi chỉ biết khóc vì khi nhìn thấy những gì còn lại trong nấm mộ họ không
thể cầm lòng được. Có trường hợp, gia đình đứng lặng khi mở mộ ra thì đó chỉ là
một nấm mộ gió. Có những trường hợp nhìn trích lục biết rằng sẽ vô vọng như: bị
trúng bom, bị lũ cuốn, bị thú rừng bắt….
Đau lòng lắm!
Trong nhiều năm vừa qua, Đảng, nhà nước và các đơn
vị từ quân đội đến chính quyền thực hiện rất tốt công tác thương binh tử sỹ, đền
ơn đáp nghĩa. Từ việc tìm kiếm, quy tập liệt sỹ từ các chiến trường xưa, đến thành
lập Hội hỗ trợ các gia đình Liệt sỹ Việt Nam, giám định ADN miễn phí cho các
gia đình LS. Các CCB, các tổ chức đều nhiệt tình với công tác tìm kiếm Liệt sỹ.
Đài Truyền hình VN có chương trình “Trở về từ ký ức”, có những tổ chức thiện
nguyện như diễn đàn quansuvn.net có mục
“Giúp đỡ tìm người”, khucquanhanh.vn có mục “Kỷ vật một thời – giúp đỡ tìm người”,
rồi đến các Ban liên lạc CCB của các đơn vị, rồi các cá nhân đang âm thầm thu
thập các thông tin nhằm đưa các Liệt sỹ về với gia đình như “ thầy giáo Nguyễn
Sỹ Hồ” “Lê Văn Cam”….
Trong một lần gặp thân nhân Liệt sỹ gần đây nhất,
xoay quanh vấn đề ngoại cảm tôi nói rằng thực sự bản thân không tin về vấn đề này
nhiều lắm. Tuy nhiên, có những trường hợp thực sự cảm thấy là mất hết hi vọng,
tôi vẫn khuyên các gia đình nên thử tìm bằng phương pháp này. Tuy nhiên, vẫn phải
giám định ADN để xác minh bởi nhà nước giám định miễn phí. Không nên tin tưởng
một cách tuyệt đối vào phương pháp này. Thực sự mà nói, với bản thân tôi, tôi
nghĩ rằng đó cũng là một “phương thuốc tinh thần” cho các gia đình liệt sỹ.
Tôi nghĩ rằng, chỉ những người lính đã thực sự bước
ra khỏi cuộc chiến, chỉ có những gia đình thương binh liệt sỹ, những người đã
trải qua mất mát trong chiến tranh mới có thể hiểu được khát vọng được sống một
cuộc sống hoà bình nó cao cả như thế nào. Và sẽ hiểu, tại sao cả dân tộc Việt
Nam bắt buộc phải đứng lên giành lại độc lập, thống nhất đất nước, để cho đất
nước Việt Nam mãi im tiếng súng.
Khát vọng ấy, không chỉ là ở thế kỷ trước, mà là
khát vọng hàng ngàn năm của một nước Việt Nam nhỏ bé nhưng ở một vị trí “địa chính
trị” trên bản đồ thế giới khiến bao kẻ có dã tâm nhòm ngó vào. Chính vì vậy, mặc
dù bước ra khỏi chiến tranh gần 40 năm nhưng thực tế Việt Nam vẫn chưa thể bình
yên mà vẫn phải luôn đề phòng đối với những nguy cơ xung đột có thể xảy ra.
Khát vọng hoà bình ấy, ngoài những nguy cơ ngoại xâm,
còn cả những nguy cơ “nội kích”, một kiểu “diễn biến hoà bình” của những kẻ
mang danh “hoạt động dân chủ, nhân quyền”, kêu gào các nước can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam, thậm chí mong muốn nước khác đánh chiếm Việt Nam. Những
kẻ ấy, chỉ vì những đồng đô la lợi ích trước mắt mà quên đi nỗi đau của biết
bao gia đình và toàn dân tộc. Những con người bán linh hồn cho quỷ dữ ấy lờ đi
khát vọng sống, mong ước hoà bình của bao người Việt Nam. Sử dụng luận điệu chỉ
trích, xuyên tạc, nhằm vào những yếu điểm, những thiếu sót của bộ máy chính quyền
để gây bất ổn, bạo loạn, cố tình lờ đi những thành quả mà nhân dân Việt Nam đã đạt
được; kích động gây hằn thù nhằm tạo sự chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, phá
vỡ sự ổn định để phát triển của nhân dân Việt Nam.
Nên nhớ rằng, với dân tộc Việt Nam, nỗi đau về chiến
tranh luôn còn đó. Và hãy ghi nhớ rằng người Việt Nam khát khao hoà bình hơn
bao giờ hết. Không ai có thể cho mình cái quyền chà đạp lên tất cả những giá trị
cơ bản như vậy.
Hãy hỏi những người lính đã ra khỏi cuộc chiến
tranh mà xem, nhiều người sẽ nói rằng: “Được sống, trở về đã là đại phúc, là có
lời rồi”.
Bởi, chiến tranh đâu phải trò đùa.
No comments:
Post a Comment