LTS: Đã quá ngộp với những thông tin về vụ việc cá chết ngập tràn trên báo chí và mạng xã hội trong thời gian vừa qua. Tôi hi vọng rằng, qua bài viết dưới đây, lần cuối cùng tôi phải đề cập đến chuyện này
Vì
sao phải là Hưng Nghiệp Formosa Hà Tỉnh Steel (FHS)?
Vũng Áng trở thành tâm điểm của dư luận trong thời gian gần
đây gắn liền với số lượng lớn cá chết dạt vào bờ biển.
Ngay lập tức, báo chí nhanh nhạy vào cuộc. Có lẽ, với sự suy
diễn từ vụ việc Vedan, các nhà báo nhanh chóng cần một đối tượng để kết tội. Và
FHS nhanh chóng được các nhà báo chú ý đến.
Có 2 điểm để FHS là đối tượng chính trong câu chuyện: 1 - FHS
là một doanh nghiệp Đài Loan (có yếu tố liên quan đến Trung Quốc). 2 - FHS là
khu công nghiệp lớn nhất tại Vũng Áng vào thời điểm này; như vậy, lượng nước xả
thải của FHS ra môi trường biển là rất lớn.
Đúng ra, nguyên nhân thứ 2 nên xếp hàng đầu. Tuy nhiên, một
phần để các nhà báo vào cuộc ở đây chính là hiện tượng tâm lý xã hội đang gây
ra nhiều hiệu ứng tiêu cực trong xã hội hiện nay là hiện tượng “tâm lý dân tộc
cực đoan”; “tâm lý bài Trung” đang diễn ra rất mạnh trong xã hội Việt Nam hiện
nay được dẫn dắt và cổ vũ rất lớn bởi báo chí và mạng xã hội.
Tư duy cực đoan phổ biến và thường dẫn đến những thất bại,
sai lầm và chiến tranh. Mức độ cao nhất của tư tưởng cực đoan trong thế kỷ 20
đó là Chủ nghĩa Phát-xít đã từng đưa xã hội loài người đến bờ diệt vong. Những
xung đột của Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong vấn
đề về biển Đông, dưới sự mất tỉnh táo của không ít phóng viên, nhà báo đã dẫn dắt
người dân đến tư duy cực đoan; có những hành xử tiêu cực, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến những quan hệ của Việt Nam đối với những nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt,
chúng ta cần nhớ đến những vụ việc xảy ra tại phía Nam trong thời gian tháng
5/2014. Không ít các nhà máy Trung Quốc, Đài Loan bị đập phá bởi tư duy dân tộc
cực đoan được đẩy lên cao trào.
FHS là một doanh nghiệp Đài Loan - một hòn đảo, một bộ phận dân
tộc được tách ra từ Trung Quốc.
Ở nguyên nhân thứ 2. Khi sự việc cá chết xảy ra liên tục tại
khu vực biển Vũng Áng, truyền thông Việt Nam đã vội vã tìm một nguyên nhân, một
thủ phạm gây ra sự việc. Với tư duy nông cạn, liên hệ với sự việc đã xảy ra khi
Vedan xả thải ra môi trường. Lực lượng báo chí nhanh chóng tìm mọi cách đổ tội
cho FHS, không cần tìm hiểu những nguyên nhân khác có thể gây ra những “thảm kịch
môi trường” như đã từng xảy ra trước đó trên thế giới.
Những bài báo mang đầy tính quy chụp, kích động, giật tít
câu khách. Những thử nghiệm ngô nghê không mang tính khoa học, sự suy diễn đầy
ác ý với chủ ý quy chụp cho FHS được các báo đẩy lên trang nhất, đặt ở những vị
trí đắt giá nhất khiến cho đại bộ phận người dân Việt Nam lên đồng với suy nghĩ
rằng FHS chính là thủ phạm gây cá chết. Bất chấp cả những kết luận của các cơ
quan nhà nước và các nhà khoa học (kể cả một giáo sư từ Nhật Bản).
Đối với báo chí và người dân - FHS đã chính thức bị kết tội.
Cho dù đại diện của Bộ TNMT có cho rằng FHS không có liên quan thì cũng không
được chấp nhận. Những chứng cứ khoa học bị bác bỏ, những tư duy suy diễn tiếp tục
đẩy lên cao, những khía cạnh của sự việc được tìm tòi, không cần chứng cứ đã bị
thêm thắt nhằm lèo lái sự việc.
FHS vẫn không thể thoát tội, cho dù, cho đến thời điểm này,
các cơ quan chức năng nhà nước không thể khẳng định lỗi của họ.
Mỗi một m3 nước thải công nghiệp, để đạt tiêu chuẩn
xả ra môi trường (loại B) có chi phí xử lý lên tới hơn 22.000 đồng. Trong khi
đó, giá nước sinh hoạt (ăn uống) hiện nay chỉ vào khoảng 8.000 đồng. Chính vì vậy,
không ít các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để hạn chế mức thấp nhất thiệt hoại;
hoặc tìm mọi cách để xả trộm ra ngoài môi trường.
Để được xả thẳng ra biển như hệ thống xả thải của FHS. Bản
thân FHS đã phải xây dựng và vận hành 1 hệ thống 45 triệu đô la (một con số
không phải là lớn với một khu công nghiệp như của FHS). Chất lượng nước thải phải
đạt tương đương loại B (theo QCVN40) và FHS đã phải trả tiền để sử dụng 1300
hecta biển khu vực Vũng Áng. Khu vực này được khoanh vùng, được chấp nhận cho xả
thải; đồng nghĩa với việc không có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản tại
khu vực này.
Việc xả thải thẳng ra biển như của FHS giống như bạn đang ngồi
trong một toilet lộ thiên. Càng gần mặt đất (gần điểm xả) thì càng độc, nhưng
xa dần thì càng hòa loãng vào môi trường xung quanh đến mức độ bão hòa.
Không loại trừ FHS cố tình xả trộm, tuy nhiên, việc làm ầm ĩ
như thời gian vừa qua của báo chí đã gây ra tình trạng “bứt dây động rừng”. Căn
bản, nếu họ làm như vậy thì hiện nay họ đã cảnh giác, ngừng việc xả trộm. Chính
xác là những chứng cứ để kết tội họ đã ... trôi theo dòng nước.
Và thật may, nhờ sự nhiệt tình đến mức phá hoại của các bạn
báo chí thì cho đến nay mọi dấu vết để các cơ quan chức năng có thể kết tội cho
FHS có thể đã hoàn toàn “biến mất”. Và vì vậy, các bạn không nên chửi bới FHS bởi
bất cứ lý do gì, bởi NGU nên các bạn đã đánh mất quyền của mình.
Còn nếu FHS thực hiện đúng theo những gì mà họ đã cam kết với
cơ quan chức năng thì việc lợi dụng tâm lý của người dân và xã hội gây sức ép để
đuổi FHS ra khỏi Việt Nam như báo chí đang làm hiện nay sẽ gây ra những tiền lệ
xấu. Chắc chắn, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc rất nhiều khi có ý định vào Việt Nam
để làm ăn.
Hậu
quá?
Tôi không nói nhiều về những bi kịch được các bạn nhà báo
dàn dựng, cắt ghép, bởi trong những ngày này, một số diễn đàn trên facebook như
Diễn đàn độc giả trẻ, Vietnamjournalism.com đều có những phân tích nhất định.
Không ít những nick facebook có những ý kiến phản biện sắc sảo đập tan những dư
luận xuyên tạc mà một số nhà báo, phóng viên cố tình tạo ra.
Tôi chỉ nói về hậu quả.
Hậu quả đối với thủ phạm mà những nhà báo đang cố tình gán
ghép (FHS) chưa xảy ra. Thế nhưng, người chịu thiệt hại nặng nề nhất vẫn là người
dân. Đó là những người ngư dân từ khơi xa bám biển trở về đất liền không bán được
cá. Là những người dân làm du lịch từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng ngồi phơi nắng cả
tháng không có khách, là hệ thống giao thông trên con đường 1A bị tê liệt do
người dân Quảng Bình mang cá, dựng lều giữa đường.
Một cách thần kỳ hơn nữa, báo chí đã xây dựng cho một bộ phận
người dân lòng tin tuyệt đối vào những thông tin độc hại trên báo chí hơn là
tin vào những chứng cứ khoa học, những thông báo từ các cơ quan chức năng. Rõ
ràng, bằng các kỹ thuật cắt cúp của mình; báo chí đã đẩy không ít người dân đối
đầu với chính quyền; gây bất mãn, mất tin tưởng vào các cơ quan chức năng. Gây
bất ổn trong chính trị, xã hội tại Việt Nam.
Và lợi dụng sự mất dạy của các bạn báo chí khi tạo ra những
bất ổn qua vụ việc này, những kẻ cơ hội chính trị, những tổ chức phản động đều
đã lên những kịch bản kích động biểu tình, bạo loạn. Rất may, máu của người dân
Việt đã không đổ ra.
Thủ phạm thực sự chưa được tìm ra, và có thể sẽ còn rất lâu
mới được tìm ra, nhưng thực sự người dân hiện nay mới là người lãnh hậu quả. Tương
lai, có thể là những người công nhân Việt Nam đang làm việc tại FHS sẽ mất việc
hàng loạt. Làn sóng FDI vào Việt Nam chắc chắn sẽ giảm nhiều hơn.
Và hậu quả ấy, lỗi chính ở các bạn phóng viên - nhà báo, những
con kền kền thiếu lương tri, thiếu tư duy khoa học nhưng luôn luôn muốn chứng
minh mình xuất sắc trên mọi lĩnh vực.
Sự đấu tranh của các bạn với tiêu cực xã hội, nếu muốn thực
sự mang tính thuyết phục, hãy bắt lỗi các sai phạm bằng những chứng cứ cụ thể,
đặc biệt trong vấn đề môi trường, thay vì treo một bản án lơ lửng mà không rõ về
lý, không đạt về tình. Đừng có lợi dụng
những mục đích đầy tính “cao cả” che dấu đi những ý đồ, hành vi hèn mạt của
mình.
Xin lấy lời nhà báo Nguyễn Đình Quân - một người mà tôi rất
tôn trọng và từng có cơ hội được trò chuyện để làm lời kết cho bài viết này: “Qua
vụ cá chết, càng thấy rõ sự tha hóa trong làng báo, thấy một thứ độc hại hơn thứ
làm cá chết”.
good text (y)
ReplyDelete