Từ ngày 15/02/2016, lực lượng CSGT sẽ thực hiện các quyền của mình trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông theo các quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA (TT 01). Sau khi TT 01 ra đời, nhiều báo chí đã đăng tải, diễn giải TT trên nhiều góc độ khác nhau. Đáng chú ý nhất là quy định về quyền "trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc ...." theo khoản 6, điều 5 của TT gây nhiều tranh cãi, thậm chí có báo còn cho rằng điều khoản này trái luật theo những quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng 2008.
Vậy chúng ta cần nắm rõ bản chất của vấn đề như thế nào?
Trước hết, khái niệm "Trưng dụng" được định nghĩa là việc cơ quan nhà nước tạm lấy đi (vật hoặc người thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý của tư nhân, tập thể hay cơ quan, xí nghiệp cấp dưới) để sử dụng trong một thời gian nào, một công việc nào đó, do yêu cầu đặc biệt. Hoặc “Trưng dụng là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước với điều kiện có bồi thường, buộc tư nhân phải cho nhà nước sử dụng một động sản hay bất động sản trong một thời gian nhất định.
Quy định về việc "trưng dụng tài sản" đối với lực lượng CAND được quy định tại Khoản 15, điều 15, Luật Công an nhân dân năm 2014 có đoạn: "...Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra."
Như vậy, có 1 bước tiến lớn trong Luật CAND năm 2014 khi đã đưa khái niệm "huy động" vào bên cạnh khái niệm "trưng dụng". Thực tế đây là khái niệm hoàn toàn độc lập, gần giống với trưng dụng, nhưng không phải là hoạt động trưng dụng và cũng không thể thay thế cho trưng dụng.
Hiểu một cách chính xác nhất thì "huy động" là khái niệm mang tính vận động sự tự nguyện của người dân; còn "trưng dụng" mang ý chí của người ra lệnh, bắt buộc người dân phải thi hành. Do đó hai hoạt động này khá giống nhau là cơ quan, đại diện của chính quyền sử dụng tài sản phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong một thời gian nhất định nhưng khác nhau về phương thức thực hiện.
Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008 quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Như vậy, chiếu theo Điều 24 thì TT 01 sai luật do chỉ có Bộ trưởng Bộ Công an được quyền ra quyết định trưng dụng tài sản và không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản (không được thay thế). Và như vậy, rõ ràng lực lượng CSGT không được quyền ra quyết định trưng dụng tài sản mà chỉ có thể thực hiện việc trưng dụng tài sản theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Thực tế, trong quá trình thực hiện tuần tra, kiểm soát đảm bảo ATGT, có không ít trường hợp tai nạn giao thông ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người; hoặc quá trình chặn bắt phương tiện, cá nhân có những hành vi nguy hiểm đến an ninh xã hội, các lực lượng chức năng cần huy động một số lượng phương tiện nhất định song vấp phải sự bất hợp tác của chủ sở hữu phương tiện giao thông, phương tiện kỹ thuật khiến gặp nhiều khó khăn trong giải quyết sự việc. Chính vì vậy việc thể hiện ý chí cưỡng chế của lực lượng hành pháp là cần thiết. Tuy nhiên, để hạn chế vấn đề lạm dụng quyền lực, gây khó dễ cho người dân thì Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản đã quy định rõ đối tượng được phép ban hành quyết định Trưng dụng tài sản và các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư ...) không được trái với các quy định của Luật.
Do đó, TT 01 quy định CSGT được quyền trưng dụng tài sản là sai luật và cần phải được chỉnh sửa, thay đổi. Cụ thể tại khoản 6, điều 5 thay cụm từ "Được trưng dụng" thành "Huy động". Đồng thời cần phải chỉ rõ lực lượng CSGT chỉ được huy động trong những trường hợp cụ thể nào, tránh tình trạng lạm quyền, gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân.
Vì vậy, Bộ Công an cần phải thu hồi thông tư 01/2016/TT-BCA và có sự điều chỉnh phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân và tôn trọng các quy định về Pháp luật mà Quốc hội đã ban hành.
Vậy chúng ta cần nắm rõ bản chất của vấn đề như thế nào?
Trước hết, khái niệm "Trưng dụng" được định nghĩa là việc cơ quan nhà nước tạm lấy đi (vật hoặc người thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý của tư nhân, tập thể hay cơ quan, xí nghiệp cấp dưới) để sử dụng trong một thời gian nào, một công việc nào đó, do yêu cầu đặc biệt. Hoặc “Trưng dụng là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước với điều kiện có bồi thường, buộc tư nhân phải cho nhà nước sử dụng một động sản hay bất động sản trong một thời gian nhất định.
Quy định về việc "trưng dụng tài sản" đối với lực lượng CAND được quy định tại Khoản 15, điều 15, Luật Công an nhân dân năm 2014 có đoạn: "...Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra."
Như vậy, có 1 bước tiến lớn trong Luật CAND năm 2014 khi đã đưa khái niệm "huy động" vào bên cạnh khái niệm "trưng dụng". Thực tế đây là khái niệm hoàn toàn độc lập, gần giống với trưng dụng, nhưng không phải là hoạt động trưng dụng và cũng không thể thay thế cho trưng dụng.
Hiểu một cách chính xác nhất thì "huy động" là khái niệm mang tính vận động sự tự nguyện của người dân; còn "trưng dụng" mang ý chí của người ra lệnh, bắt buộc người dân phải thi hành. Do đó hai hoạt động này khá giống nhau là cơ quan, đại diện của chính quyền sử dụng tài sản phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong một thời gian nhất định nhưng khác nhau về phương thức thực hiện.
Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008 quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Như vậy, chiếu theo Điều 24 thì TT 01 sai luật do chỉ có Bộ trưởng Bộ Công an được quyền ra quyết định trưng dụng tài sản và không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản (không được thay thế). Và như vậy, rõ ràng lực lượng CSGT không được quyền ra quyết định trưng dụng tài sản mà chỉ có thể thực hiện việc trưng dụng tài sản theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Thực tế, trong quá trình thực hiện tuần tra, kiểm soát đảm bảo ATGT, có không ít trường hợp tai nạn giao thông ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người; hoặc quá trình chặn bắt phương tiện, cá nhân có những hành vi nguy hiểm đến an ninh xã hội, các lực lượng chức năng cần huy động một số lượng phương tiện nhất định song vấp phải sự bất hợp tác của chủ sở hữu phương tiện giao thông, phương tiện kỹ thuật khiến gặp nhiều khó khăn trong giải quyết sự việc. Chính vì vậy việc thể hiện ý chí cưỡng chế của lực lượng hành pháp là cần thiết. Tuy nhiên, để hạn chế vấn đề lạm dụng quyền lực, gây khó dễ cho người dân thì Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản đã quy định rõ đối tượng được phép ban hành quyết định Trưng dụng tài sản và các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư ...) không được trái với các quy định của Luật.
Do đó, TT 01 quy định CSGT được quyền trưng dụng tài sản là sai luật và cần phải được chỉnh sửa, thay đổi. Cụ thể tại khoản 6, điều 5 thay cụm từ "Được trưng dụng" thành "Huy động". Đồng thời cần phải chỉ rõ lực lượng CSGT chỉ được huy động trong những trường hợp cụ thể nào, tránh tình trạng lạm quyền, gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân.
Vì vậy, Bộ Công an cần phải thu hồi thông tư 01/2016/TT-BCA và có sự điều chỉnh phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân và tôn trọng các quy định về Pháp luật mà Quốc hội đã ban hành.
No comments:
Post a Comment