Ngày 11/09/2001. Biểu tượng kinh tế Mỹ là tòa tháp đôi bị tấn
công. Chính phủ Mỹ ngay lập tức đổ lỗi cho Osama Bin Laden và Al-Qaeda và thực
hiện chiến dịch tấn công vào Afghanistan. Sau 14 năm tham chiến đã có hơn 3000
quân Mỹ tử trận, chính phủ Mỹ đã tiêu tốn hơn 1000 tỷ đô và chưa thể rút lui khỏi
vũng lầy mà Hoa Kỳ đã “cố tình” bước chân vào. Điều thú vị là có thông tin cho
rằng Osama Bin Laden lại được chính CIA đào tạo và nuôi dưỡng nhằm tạo sự bất ổn
tại khu vực Trung Đông.
Vẫn với chiêu bài chống khủng bố, Mỹ lại tiếp tục can thiệp
vào nội chiến tại Syria với mục tiêu tiêu diệt nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS.
Mặc dù đã đổ không ít tiền của và quân lính vào Syria nhưng cho đến nay hiệu quả
của cuộc chiến này đối với phía Mỹ vẫn dẫm chân tại chỗ.
Nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, ông Webster Tarpley, cho rằng
thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của IS vốn là người có quan hệ thân cận với thượng
nghị sĩ John McCain. Ông này cũng cho rằng một trong những nguồn cung tiền
chính cho IS và các hoạt động của tổ chức khủng bố này đến từ Saudi Arabia, đồng
minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực Trung Đông.
Một góc độ khác, khi Nga can thiệp vào cuộc nội chiến Syria; những
cuộc không kích của Nga vào lực lượng IS đã đạt được những hiệu quả bất ngờ mà
liên quân do Mỹ cầm đầu không thể đạt được. Tổng thống Syria Bashar Assad trong
một cuộc nói chuyện với truyền thông Nga hôm 28/3 đã gọi các cuộc không kích của
Mỹ và lực lượng liên quân là sự thiếu nghiêm túc trong việc chống khủng bố: “Liên
minh 60 nước tuyên bố kế hoạch tiêu diệt IS là không hề thực tế, hơn nữa một
vài thành viên thậm chí còn muốn duy trì lực lượng khủng bố này để đưa ra tối hậu
thư doạ nạt những nước khác.”
Cho dù che lấp và bào chữa bằng bất cứ một lý do, hành động
gì, nhưng không thể khó để nhận thấy Chính phủ Mỹ đã và đang dung dưỡng cho các
lực lượng khủng bố, sau đó đưa những lực lượng này về hoạt động tại những quốc
gia mà giới tài phiệt và cầm quyền Mỹ nhằm vào với mục đích gây bất ổn. Tiếp
theo với chiêu bài “chống khủng bố”. Mỹ can thiệp vào vào các quốc gia này và
thật hài hước khi Mỹ lại cố tình kéo dài, thậm chí “sa lầy” trong những cuộc
chiến này.
Trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã lôi kéo không ít các
quốc gia tham dự với danh nghĩa “đồng minh” như Pháp, Đức, Ý, Canada... với những
mức độ tham gia khác nhau. Trong đó có hai quốc gia nổi lên gồm Đức và Pháp. Đức
cũng tham chiến nhưng lại mở cửa tiếp nhận những người tị nạn trong cuộc chiến
chống IS; một hành động được coi là nguy cơ mất an ninh đối với Châu Âu bởi có
những kẻ khủng bố trà trộn vào thường dân tị nạn để thực hiện các chiến dịch các
chiến dịch khủng bố tại các quốc gia Châu Âu.
Tuy nhiên, các hành động khủng bố hiện chưa xảy ra ở Đức
nhưng đã liên tiếp diễn ra ở Pháp. Thậm chí, trước khi xảy ra vụ khủng bố đẫm
máu tại Pháp khoảng 1 tuần, cảnh sát Biên phòng Đức đã chặn bắt một lái xe theo
đạo Hồi trên đường từ Đức sang Pháp. Trên xe của người này có 7 khẩu AK, 7 quả
lựu đạn, một số cầu chì, kíp nổ, thuốc nổ và một khẩu súng lục; bản đồ vệ tinh
trên xe được lập trình chỉ đường tới Paris.
Khác với các quốc gia Châu Âu khác, những người theo đạo Hồi
tại Pháp luôn có suy nghĩ bị cô lập, đẩy ra rìa xã hội. Thậm chí, đã có thống
kê không chính thống cho rằng đến 70% những người đang ngồi tù tại Pháp theo đạo
Hồi dẫn đến sự ác cảm, chia rẽ trong nội bộ xã hội quốc gia này. Đỉnh điểm của
những căng thẳng này là việc Báo Charlie Hebdo có đăng tải những hình ảnh biếm
họa đối với thế giới Hồi giáo.
Thật nực cười với lời giải thích của nhà báo Laurent Leger (Charlie
Hebdo) khi cho rằng những bức biếm họa như vậy không nhằm kích động tức giận
hay bạo lực. "Mục đích chỉ để cười vui" và "Ở Pháp, chúng tôi
luôn có quyền viết và vẽ. Và nếu ai đó không thích điều này thì họ có thể kiện
chúng tôi và chúng tôi có thể tự bảo vệ. Đó là dân chủ". Và cũng nực cười
khi Chính phủ Pháp không nhận ra được những nguy cơ cực đoan từ những bức tranh
châm biếm, đả kích này. Đặc biệt, khi chúng nhằm vào một thế giới có nhiều người
mang tư tưởng cực đoan cao như Hồi giáo.
So với các quốc gia EU, Pháp là nước có nhiều người tham gia
tổ chức IS nhất.
Pháp có nhận ra nguy cơ khủng bố không? Câu trả lời chắc chắn
sẽ là có. Vậy tại sao Chính phủ Pháp không có những biện pháp để ngăn chặn những
nguy cơ mất an ninh có thể xảy ra trong nội bộ chính quốc gia của mình. Không
thể đặt cái gọi là quyền tự do ngôn luận như vị nhà báo Laurent Leger giải
thích lên trên an ninh của một đất nước. Hơn nữa là lên trên máu và sự sống của
những người dân thường.
Cơ quan an ninh của Pháp có GIỎI không? Câu trả lời: Hên xui.
Bởi nếu giỏi, họ hoàn toàn đủ khả năng để ngăn chặn những vụ khủng bố. Nhưng
ngay lập tức, họ tìm được những cuốn hộ chiếu trong thi thể những kẻ khủng bố.
Và cũng ngay lập tức, Chính phủ Pháp có một chiến dịch “trả thù” những kẻ khủng
bố; cụ thể là không kích vào Syria, quốc gia đứng tên trên hộ chiếu; trong khi,
chưa xác định được những cuốn hộ chiếu đó là thật hay giả.
Và kết quả của vụ trả đũa này là hình ảnh thi thể những thường
dân, đặc biệt là trẻ em Syria. Sự căm thù của thế giới Hồi giáo cực đoan với
Pháp được đẩy lên một nấc thang mới; tiếp tục những vụ khủng bố mới. Nước Pháp
thay đổi vị trí đồng minh (đi theo) Mỹ trong cuộc chiến khủng bố, xông lên tuyến
đầu với lời tuyên chiến trực tiếp.
Oan oan tương báo.
Trong tất cả những chuyện này. Ai là kẻ được hưởng lợi nhiều
nhất?
Đối với Mỹ, tất cả những điều trên không khó để giải thích bởi
bản chất thật sự của Mỹ là một “anh lái súng khổng lồ”. Sau bức màn chính trị Mỹ,
những kẻ cầm quyền thực sự là giới tài phiệt, những tập đoàn vũ khí lớn. Đó là
những kẻ đã cung cấp tài chính, vận động hành lang nhằm đưa một vị Tổng thống Mỹ
lên ngôi để sau đó quay trợ lại phục vụ cho lợi ích của chúng. Và tất nhiên,
cái chúng cần chính là CHIẾN TRANH. Chiến tranh tạo ra cơ hội làm ăn kiếm tiền
cho chúng.
Với Pháp, cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi Pháp tham chiến,
tiền thuế của nhân dân Pháp, tiền viện trợ của Mỹ cũng sẽ chảy vào túi của những
tập đoàn vũ khí. Những kẻ “ĐẦU CƠ MÁU”.
Pháp sẽ như Mỹ, sẽ không thể dứt khỏi những cuộc chiến như vậy;
và hậu quả chắc chắn sẽ lâu dài và nghiêm trọng hơn ở Mỹ nhiều bởi những lỗ hổng
an ninh hoặc vô tình, hoặc cố ý. Và người chịu thiệt thòi cuối cùng vẫn là NHÂN
DÂN của họ.
Đúng là câu chuyện tái hiện. Tội ác thì không thể nào qua đi. Và thời gian với lịch sử đôi khi lại lặp lại điều đó. Nhìn thấy Mỹ trong quá khứ gây ra chết chóc thì Mỹ ở hiện tại không hề hơn gì
ReplyDelete