Trong tất cả những vụ khiếu kiện về đất đai, đặc biệt là đối với các dự án lớn như khu dân cư, khu công nghiệp, thường thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận, bởi số lượng người khiếu kiện cùng một lúc nhiều hơn. Vậy, lỗi tại ai?
Chính quyền có lỗi không? Có, nhưng không nhiều.
Trừ những dự án công cộng như trường học, công viên, hạ tầng giao thông ....; các dự án kinh tế do các tập đoàn, công ty tư nhân đầu tư thì vai trò của chính quyền chủ yếu là trọng tài trong đền bù giải tỏa. Cá nhân tôi tin rằng đa phần chính quyền các cấp thường nghiêng về bảo vệ quyền lợi của người dân bị thu hồi Quyền sử dụng đất.
Chúng ta nên xác định rõ trên Pháp luật Việt Nam, người dân KHÔNG CÓ SỞ HỮU ĐẤT CÁ NHÂN, quyền duy nhất đối với họ trên miếng đất họ đang sử dụng là QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT. Một cách hiểu nôm na nhất là người dân thuê đất của nhà nước (đại diện chủ sở hữu toàn dân với miếng đất đó) trong vòng x năm tùy thuộc mục đích sử dụng. Tiền thuê đất, chính là tiền thuế họ phải nộp hàng năm với nhà nước.
Do vậy, khi nhà nước muốn thu hồi lại miếng đất cho dân thuê, giao cho một công ty A nào khác thuê. Nhà nước sẽ bồi thường cho số năm còn lại mà người dân có quyền sử dụng một số tiền nhất định dựa trên bảng giá bồi thường được công bố hàng năm (tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi địa phương sẽ có bảng giá khác nhau). Việc thương lượng mức giá bồi thường, nhà nước sẽ giao cho đơn vị đầu tư thực hiện. Nhà nước - giữ vai trò giám sát.
Tất nhiên, có những địa phương, khi đơn vị thực hiện dự án muốn nhanh chóng, thường "vận động hành lang", một số chính quyền địa phương muốn có những dự án nhằm thúc đẩy kinh tế tại địa phương phát triển nên dễ dãi, lệch về phía doanh nghiệp. Nhưng số này ít, rất ít.
Nói ít, bởi thực tế địa phương nào cũng có dự án dân cư, tỉnh ít cũng vài ba khu công nghiệp. Nhưng trên thực tế, số người khiếu kiện, chưa tới 10% số người bị thu hồi QSDĐ.
Rất nhiều địa phương người dân ủng hộ, chấp hành tốt việc đền bù giải tỏa để thực hiện các dự án kinh tế. Bởi chính quyền thực hiện tốt tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ nhân dân về công ăn việc làm sau khi bị thu hồi QSDĐ, như đào tạo nghề, phối hợp cùng doanh nghiệp ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân khu vực dự án. Đồng thời, có biện pháp nghiêm khắc xử lý những trường hợp phá bĩnh, khiếu kiện lâu dài, đòi bồi thường vượt quá khả năng của doanh nghiệp, gây bất bình trong nhân dân.
Vậy nguyên nhân chính ở đâu lại dẫn đến những vụ việc như ở Cẩm Giàng, Hải Dương?
Nguyên nhân chính lại nằm ở người dân. Và nằm ở một chữ duy nhất: THAM.
Tôi lấy ngay dự án KCN Lương Điền làm ví dụ:
Dự án này có diện tích khoảng 200 ha và có khoảng 1500 hộ gia đình bị thu hồi QSDĐ. Trong đó đến hơn 90% số hộ đã nhận được tiền đền bù từ năm 2008. Đến khi sự việc xảy ra, có khoảng 118 hộ vẫn yêu sách đòi tiền đền bù cao (250 triệu đồng/sào). Trong số này chỉ có 56 hộ chưa nhận tiền đền bù, số còn lại, nghiễm nhiên đã nhận, và ... đòi thêm.
Mức giá đền bù năm 2008 cho dự án này được điều chỉnh nâng lên 23,4 triệu đồng/ sào và hỗ trợ thêm đất dịch vụ là 18m2/ 1 sào. Như vậy với mỗi người dân có 3 sào đất ruộng (tiêu chuẩn) sẽ được nhận 70 triệu đồng tiền mặt và 54m2 đất dịch vụ, có giá trị khoảng 40,5 triệu (đơn giá theo Quyết định số 4615/2007/QĐ-UBND Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2008). Tất nhiên, giá thị trường của 54m2 đất này sẽ cao hơn rất nhiều vì nó được coi như đất ở.
Trên thực tế, mức giá đền bù theo QĐ trên với đất nông nghiệp tại khu vực dự án chỉ có 38.000 đồng/m2. Như vậy, nếu có 3 sào thì chỉ được khoảng 41 triệu đồng. Sự chênh lệch giữa giá đền bù và giá mà chính quyền địa phương đưa ra là một con số không hề nhỏ vào thời điểm năm 2008.
Tất nhiên, lòng tham của một số người dân không dừng ở những con số trên, vì vậy, dự án không thể triển khai và những mảnh ruộng bị thu hồi trở thành bãi đất hoang cho cỏ mọc. Dự án không thực hiện được đồng nghĩa với việc kinh tế của huyện Cẩm Giàng dậm chân tại chỗ, thậm chí ... thụt lùi vì hơn 1300 hộ dân thay vì mong ngóng có cơ hội đổi đời bằng việc cung cấp các dịch vụ cho KCN (từ phòng trọ, quán ăn, con cái đi làm công nhân ít ra khá hơn việc làm ruộng) lại ngậm ngùi ăn thâm vào số tiền hỗ trợ, chỉ vì .... 56 hộ tham lam, kéo theo 63 hộ khác ... tham ké.
Và cho đến thời điểm hiện tại, họ đòi tới 250 triệu 1 sào đất ruộng (360 m2), một con số .... khủng khiếp, bởi ngay cả bảng giá đất năm 2015 của tỉnh Hải Dương áp dụng cho khu vực này mới chỉ là 65.000 đồng/1m2. Thực sự, lòng tham vô đáy của họ đã làm họ mờ mắt, không nhìn thấy lợi ích của chính gia đình mình khi KCN đi vào hoạt động. Họ cũng không thèm đả động đến cái khó của doanh nghiệp nếu đền bù cho họ mức đó; 1300 hộ kia sẽ phản ứng ra sao. Tham bát bỏ mâm.
6 năm trời một khu đất gần 200 hecta bị bỏ hoang, không thể sản xuất kinh doanh, không thu nhập. Với 6 năm đó, chỉ cần 1 hộ gia đình có 3 lao động tại các công ty, 1 lao động làm dịch vụ tại nhà (cho thuê phòng trọ, chạy chợ, bán nước, mở quán ăn....) mức thu nhập trung bình 3 triệu/ nhập1 người/1 tháng, con số thu nhập cũng lên tới hơn nửa tỉ đồng. Tương lai, sẽ còn hơn rất nhiều so với con số họ đang đòi hỏi. Đời sống được đảm bảo về cơ sở vật chất, kinh tế hơn nhiều so với việc bo bo giữ vài sào ruộng. Con cái của chính họ, cũng không phải phiêu dạt tứ xứ kiếm sống.
Tôi có anh bạn, làm tại công ty Huyndai Vinashin chuyên đóng tàu tại Ninh Hòa. Khi hai anh em ngồi nhẩm tính, riêng công ty đã tạo ra khoảng 6000 việc làm trực tiếp tại công ty với chi phí lương khoảng 30 tỷ đồng/ 1 tháng. Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm gián tiếp cho thêm khoảng gần 2000 người, từ những anh chị hốt rác, buôn bán ở chợ, đến các chủ nhà hàng, quán nhậu, karaoke, nhà nghỉ ... trên địa bàn. Không tin? Bạn có thể ra xã Ninh Phước, Ninh Hòa để kiểm chứng.
Có một tư duy ấu trí luôn bao biện cho lòng tham của thiểu số người dân là: doanh nghiệp thu hồi đất canh tác của nông dân giá bèo bọt, san lấp qua loa, dựng vài cái cột điện làm vài cái rãnh thoát nước, rồi chia lô bán nền đất tăng giá đến hàng chục vài chục lần. Thế nhưng không ai chịu thừa nhận rằng doanh nghiệp đã phải trả gấp đôi, thậm chí gấp 3, 4 lần mức giá của nhà nước đặt ra để mua lại QSDĐ của người dân, sau đó họ phải nộp thuế đất thổ cư (cho dù họ có vay tiền của ngân hàng để thực hiện những việc này nhưng cũng là tiền họ phải bỏ ra. Ngoài ra, họ còn phải đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công. Rồi phải lo cả phần đất tái định cư của những người bị giải tỏa. Họ bỏ một cục ra họ lượm tiền lẻ về (bán từng lô). Tất nhiên, họ phải có lợi nhuận mới dám làm. Ai dám làm hòa vốn, hoặc lỗ?
Vậy lỗi cuối cùng thuộc về ai. Trong lúc cả huyện chứ không phải chỉ hơn ngàn hộ bị thu QSDĐ đang mong chờ sự đột phá về kinh tế khi có KCN. Hàng chục ngàn công việc làm sẽ được tạo ra, người nông dân sẽ không phải một nắng hai sương làm lụng ngoài đồng, không phải lo đến việc mất mùa, chạy ăn từng bữa.
Đừng có đổ lỗi cho chính quyền nữa. Tôi tin rằng, họ cũng quá mệt mỏi với vài vị dân tham như vậy lắm rồi. Họ kêu gọi đầu tư KCN là vì ai? Không phải vì chính quê hương của họ hay sao? Không phải là cho lợi ích của hàng vạn ông chủ, bà chủ của họ hay sao?
Câu chuyện ở Cẩm Giàng không phải là mới, không phải là lạ. Nhưng sẽ là nổi tiếng nhờ hình ảnh một bà già nằm dưới xích xe xúc. Khi người nông dân không bỏ lòng tham vụn vặt, không thay đổi tư duy "tham bát bỏ mâm". Khi dư luận vẫn còn bênh những suy nghĩ sai trái, tiêu cực. Xã hội sẽ không phát triển được.
Vậy thôi.
Chuyện kiện lên kiện xuống vì đất đai có lẽ không còn lạ lẫm gì ở Việt Nam chúng ta rồi. Nguyên nhân do đâu. Do cả hai bên. Và vì sao lại như thế. Vì ban đầu thỏa thuận không chặt chẽ. Nên giờ thành ra kiện tụng
ReplyDeleteTác giả không hiểu gì về công tác đền bù giải tỏa ở địa phương nên phán bừa. Nếu chính quyền có lý, làm đúng sao không mang CA và QĐ ra giải tỏa đi, tóm cổ hết mấy chục hộ đó ra tòa xử công khai đi xem đứa nào dám phản đối. Cả 1 bộ máy chính quyền đã xây dựng khung giá đất rẻ mạt, lại có thằng quan tham ăn chặn tiền đền bù rồi lại đổ vạ cho dân.
ReplyDelete