Ngày
thương binh liệt sĩ 27/7
Có
một người bạn – là thân nhân liệt sĩ nhắn tin cho mình “Ngày đặc biệt anh nhỉ,
anh làm gì trong ngày này?”
Mình
nhắn tin lại “Anh chỉ đang suy nghĩ thôi.”
Mình
nghĩ về bố, một thương binh hạng 4/4, còn 7 mảnh đạn trong cơ thể. Bạn bè, đồng
đội của ông bảo đi giám định lại nâng mức thương binh. Ông bảo “Tao biết, tao là
thương binh hạng 2, nhưng nâng lên được thêm ít tiền cũng chẳng khá hơn gì. Dẫu
sao, sống qua chiến tranh, trở về với gia đình, cũng còn may mắn hơn bao thằng
khác rồi”. Ngày hôm nay chắc ông sẽ nhớ về đồng đội đã ngã xuống và chắc chắn ông
sẽ buồn lắm.
Mình
nghĩ về con một liệt sĩ hi sinh năm 1969, tốn biết bao nhiêu tiền của cho lũ
ngoại cảm, cô hồn các đảng, chúng chỉ cho anh ấy nào là mộ tại Quảng Trị, nào Tây
Nguyên, gia đình đã đến hết. Một thời gian sau những bia mộ không có thông tin đó
đột nhiên lại có đủ thông tin. Anh đến hỏi quản trang, quản trang nói là các
gia đình được ngoại cảm chỉ vào trộm mộ, thay bia. Từ đó, anh căm ghét lũ đồng
cốt lừa đảo ấy. Mình đã tìm được nơi bác hi sinh (trúng bom). Anh và gia đình cũng
không hi vọng tìm kiếm được hài cốt của bác, chỉ mong tìm được đến nơi bác đã nằm
xuống. Anh cùng đoàn quy tập sang bên đó, bốc một nắm đất về. Trước khi ra Bắc,
hai anh em ngồi uống bia, anh khóc. Anh bảo “Sang bên đó mới biết bố anh khổ như
thế nào, mới thấy sự hi sinh của bố anh và của bao người khác lớn lao như thế nào.
Nhất định anh sẽ cho cháu sang chỗ ông ngã xuống để cháu hiểu, noi gương ông nội
cháu”.
Mình
nghĩ đến các gia đình liệt sĩ, khi mình thông tin nơi thân nhân của họ hi sinh,
quy tập về, muốn kết nối họ để cùng giám định ADN, họ nhất quyết không chịu vì đã
được “ngoại cảm” chỉ mộ mang về. Đau lòng vì có thể có liệt sĩ nữa mãi mãi không
xác định được tên. Nghĩ đến các gia đình bị lừa hàng trăm triệu đồng bởi những
kẻ buôn thần bán thánh để mang nắm đất đen, tổ mối, xương động vật về thờ. Những
kẻ đó, như lời anh Trần Đình Huân - Trưởng ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt
sĩ mặt trận 31 chỉ muốn băm vằm ra hàng ngàn mảnh để hả giận.
Mình
nghĩ về bức ảnh 5 ngôi mộ liệt sĩ trên
trang facebook của Nhà báo Thiềm Thừ ở Nghĩa trang liệt sĩ phường Trà Bá, thành
phố Pleiku. Có 4 mộ còn bia, một mộ đã mất bia. Hoang vu, đã lâu không có người
chăm sóc. Từ thông tin của anh được chia sẻ trên facebook đã kết nối được với
thân nhân liệt sĩ người Ba Vì – Hà Nội, họ cho biết, gia đình đã biết được thông
tin về liệt sĩ, nhưng vì khó khăn nên không thể vào chăm sóc cho phần mộ của liệt
sĩ. Một liệt sĩ khác, chủ tịch UBND xã nói rằng trong danh sách của xã không có
tên liệt sĩ đó.
Mình
nghĩ về bức ảnh trao tặng nhà cho vợ một tay trung tá hải quân VNCH. Với đầu óc
xuyên tạc của đám nhà báo Lao động, Thanh Niên… dựa vào tài liệu của tâm lí chiến
VNCH, phục dựng thây ma, cào bằng lịch sử. Chúng quên đi những người đã ngã xuống
cho chúng được sống, được học hành, được kiếm ăn. Chúng trả ơn sự hi sinh đó bằng
cách tôn vinh chính những kẻ đã bắn hàng ngàn viên đạn vào cảng Cửa Việt tháng
4/1972 nhằm ngăn chặn bước tiến của Quân giải phóng. Chúng đội lên đầu những
người đã chết bởi đạn của chính chiến hữu, đồng minh của họ. Xuyên tạc núp dưới
danh nghĩa hoà giải dân tộc hay thực chất là hành vi gây chia rẽ, khơi sâu vào
nỗi đau của dân tộc, đi ngược lại lợi ích quốc gia? Vô ơn hay khốn nạn?
Thấy
đau lòng!
Những
người lính, bước vào cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước chắc chắn
không suy nghĩ thiệt hơn. Cho dù họ nằm xuống hay để lại một phần thân thể, khát
vọng của họ cũng là mong tương lai tươi sáng cho đất nước, cho gia đình, con cái
của họ. Khát vọng ấy đã được ghi vào lịch sử. Họ nằm xuống cũng lặng im và nhỏ
bé như cây cỏ. Họ có thể mỉm cười vì không thẹn với núi sông.
Chúng
ta làm được gì cho họ, cho cái đất nước đã đổ quá nhiều máu và nước mắt này? Thử suy nghĩ xem có bao kẻ đang a dua, nịnh
bợ tôn lên làm thánh những kẻ dựa vào mê tín trục lợi trên xương máu của liệt sĩ.
Những kẻ làm báo vong ân bội nghĩa như trên có bao giờ nghĩ đến việc hô hào quyên
góp để đưa các gia đình liệt sĩ đến nơi họ đã ngã xuống, nơi chôn cất của họ
hay không?
Máu
của biết bao thương binh, liệt sĩ đã đổ xuống để có ngày hôm nay, thế nên, đừng
có vì những suy nghĩ khốn nạn mà muốn rửa trôi nó. Lịch sử là truyền thống, là
giá trị đạo đức của cả một dân tộc. Không
ai được quyền chà đạp lên nó, xoá bỏ nó. “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng khẩu
súng lục, thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác”.
Suy
nghĩ đi…
Một vấn đề đáng để chúng ta suy ngẫm
ReplyDelete----------------
Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng với đội ngũ KTSư chuyên nghiệp đã thực hiện hàng trăm dự án trên toàn quốc
HotLine: 0988 363 967 (KTS. Thanh Phong)
Mời các bạn tham quan bài viết Thiết kế nhà phố 2 mặt tiền đẹp hoặc Thiet ke nha pho 2 mat tien dep