Hai ngày trước, báo Dân trí có “giật tít”
: “Vẫn “quyết” phạt xe không chính chủ” của
tác giả Châu Như Quỳnh
Thưa nhà báo Châu Như Quỳnh và các nhà báo
khác giống CNQ:
Là một nhà báo, trách nhiệm của các anh
chị là đưa tin trung thực, không nên nghĩ rằng mình sở hữu ngòi bút mà tuỳ tiện
lèo lái dư luận, mục đich chỉ là câu view để mong khán giả vào xem báo nhà, để
từ đó bán quảng cáo.
Ngay trong đầu
đề bài viết, CNQ đã ghi rõ: “xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định (xe không chính chủ)”. Vấn đề
“xe không chính chủ” này là vấn đề nhạy cảm đã được các phương tiện báo chí các
anh chị làm ầm ĩ lên trong thời gian qua. Đúng ra tôi không muốn nói về vấn đề
này. Thế nhưng bởi chính cái tâm lý viết bài không trung thực, chính xác , vội
vàng cẩu thả của các anh các chị đã đưa nó thành câu chuyện “xe không chính
chủ”.
Trong dự thảo Nghị định nêu rõ “Xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy
định”. Tức là ở đây người ta xem xét đến hành vi mua bán, chuyển nhượng phương
tiện giao thông đường bộ mà không thực hiện các thủ tục sang tên, chuyền quyền
sở hữu nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Và ở đây họ chỉ xử
phạt đối với người mua và người bán chiếc xe chứ không phải là phạt người đang
điều khiển chiếc xe.
Có thể chị CNQ cảm thấy khó hiểu nên chị
và vài nhà báo lá cải viết thành “xe không chính chủ”. Vậy tôi lấy ví dụ cho
chị dễ hiểu nhé.
Tôi (Củ Hành), có bán cho chị CNQ một
chiếc xe máy nhưng chỉ viết tay hoặc qua công chứng. Tuy nhiên sau khi mua xong
chị CNQ không làm thủ tục sang tên đổi chủ (mặc dù lúc này chị sở hữu nó) mà
chị cứ chạy bon bon ngoài đuờng. Lúc này nhà nước mất một khoản thu phí chuyển
nhượng, phí trước bạ (nếu có). Mà thậm chí, với tính của dân mình thì chị biết
đấy, còn cố tình viết giảm số tiền chuyển nhượng để trốn thuế.
Vậy thì chế tài để ngăn chặn hành vi như
trên là như thế nào hả chị CNQ, đó chính là cái Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định mà cái thói quen của các chị gọi
là Xử phạt xe không chính chủ đấy.
Cũng theo như cái ví dụ ở trên sau khi mua
xe mà không làm thủ tục sang tên đổi chủ, lại xảy ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Chị CNQ hoặc một người nào
đó điều khiển xe gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn khỏi hiện trường, bỏ lại
chiếc xe. Sau khi điều tra thì cơ quan Công an họ lại sẽ sờ đến tôi (Củ Hành)
vì trên phương diện Pháp luật tôi vẫn đang là chủ sở hữu chiếc xe gắn máy này.
Rồi sẽ đủ thứ linh tinh, khó khăn, rắc rối mà tôi gặp phải để chứng minh tôi đã
bán xe cho chị CNQ, trong khi đó chị CNQ lại chối phăng rằng không mua (đừng có
cãi là không có nhé). Hehe. Lúc này các “nhà dân chủ” có thêm cái cớ “Cơ quan
công quyền làm khó nhân dân”
Trường hợp 2: Chiếc xe bị mất cắp, sau khi
thu hồi, cơ quan Công an sẽ trao trả lại cho tôi bởi tôi là chủ sở hữu chiếc xe
trước Pháp luật (chị đừng cãi vấn đề này nhé). Nếu tôi hứng tôi sẽ trả lại cho
chị. Còn không hứng thì, xin lỗi chị, cái giấy viết tay chả có giá trị gì cả.
Hehe
Hai trường hợp dẫn chứng như trên để chị
CNQ hiểu rằng Quy định xử phạt nhằm ràng buộc trách nhiệm Pháp lý của người chủ
sở hữu xe để họ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Quy định không có
xử phạt hành vi cho mượn xe để sử dụng. Tức là, nếu tôi cho chị mượn sử dụng
trong một thời gian và khi cơ quan công an xác minh đúng tôi đang thực sự sở
hữu chiếc xe thì họ sẽ không xử phạt về hành vi này. Nếu họ xử phạt, chị hãy
bảo họ hãy tự phạt họ trước, bởi xe biển số xanh mà họ đang sử dụng là xe
“không chính chủ” đấy.
Vấn đề xử phạt hành vi không chuyển
quyền sở hữu phương tiện là một việc làm hoàn toàn đúng đắn nhằm hạn
chế tối đa những phát sinh xảy ra sau khi giao dịch mua bán phương tiện giao
thông. Đồng thời gắn trách nhiệm của chủ sở hữu trước Pháp luật. Nếu là
một nhà báo hiểu đúng sẽ phải viết như vậy cho độc giả hiểu rõ bản
chất của vấn đề.
Tôi viết bài này để mong rằng, khi đặt bút
viết bất cứ một vấn đề nào đó, chị CNQ và các nhà báo phải đặt lương tâm của
mình lên trước, xem xét rõ ràng vấn đề. Bản chất vấn đề ở đây là một việc mà
chỉ cần vài chữ “xe không chính chủ” các anh, chị đã lèo lái đi một mục đích
khác. Hãy nhìn xem bên dưới bài viết của chị CNQ có bao nhiêu người đang lo
lắng vì ngày mai ra đường sợ bị phạt xe không chính chủ. Các anh chị tạo ra
diễn đàn để thảo luận nhưng mập mờ, không giải thích rõ, định hướng dư luận
sai. Không hiểu về luật nhưng lại thích viết về luật.
Các anh chị thừa biết rằng ngòi bút của
các anh chị một phần đóng góp vào việc định hướng dư luận, nhưng sự yếu kém
trong nghiệp vụ, không chuyên nghiệp trong xử lý tin tức. Dẫn đến sự cẩu thả
trong viết bài. Bài viết gây lầm lạc về suy nghĩ, tạo ra luồng thông tin tiêu
cực trong một bộ phận độc giả nhưng không chịu sửa sai, vì vậy hiện nay đa phần
báo chí, đặc biệt là báo chí mạng mang tính chất lá cải. Đừng nên câu khách rẻ
tiền bằng chiêu trò đánh tráo khái niệm làm mất đi hình tượng và vai trò của
một nhà báo.
No comments:
Post a Comment