Lời
dẫn: Hôm qua, anh Nguyễn Văn Minh là một nhà báo quân đội có đính kèm FB của
tôi vào một phần bình luận của anh. Qua theo dõi, có một FB khác mang tên Phạm
Văn Điệp (PVĐ) cũng tham gia tranh luận. Ở đó, ông ta có giới thiệu một bài viết
của mình về Điều 258 Bộ Luật hình sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Link
tại đây :
Qua một hồi trao đổi, ông Điệp không phản
bác được các ý kiến của một số người tham gia (trong đó có tôi) và tuyên bố sẽ
ngưng bút chiến. Tuy nhiên, do ông Điệp và một số “dân chủ viên” vẫn còn ấm ức
vì điều 258. Nay tôi xin có vài ý kiến nho nhỏ như sau:
Trong bài viết
của ông Luật sư Phạm Văn Điệp (theo
như tôi tìm kiếm trên mạng ông ta là Luật sư) thì ông cho rằng không cần thiết
phải sử dụng điều 258 vì Điều 121 và 122 Bộ Luật hình sự “đã bao gồm mọi hành vi đã có trong điều 258 liên quan đến các chủ thể
trong xã hội. Mọi công dân có các quyền gì và họ có quyết định sử dụng vào việc
gì” – Trích từ bài viết trong link nói trên của ông PVĐ.
Do điều kiện
học hành không đến nơi đến chốn, vì vậy tôi xin mạn phép không sử dụng những từ
ngữ mang tính chuyên ngành ở đây mà diễn giải một cách bình dân cho dễ hiểu.
Trước hết tôi xin trích một phần nội dung 3 Điều luật nói trên:
Điều
121: Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều
122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1. Người nào lợi
dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự
do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Nếu đặt 3 Điều
luật nói trên như tôi đã làm thì thưa ông PVĐ, cái đầu tiên ta nhìn thấy chúng
sẽ không
có liên quan gì nhiều đến nhau.
Thứ nhất:
Hai Điều 121 và 122 xác định hành vi giữa cá nhân và cá nhân. Điều 258 xác định
hành vi của cá nhân với Nhà nước, tổ chức và Công dân. Như vậy, đối tượng bị xâm
phạm ở đây đã khác hoàn toàn.
Thứ hai: Trong hai Điều 121 và 122 xác định hành vi thực
hiện là Tội làm nhục và Tội vu khống thì Điều 258 nêu rõ là Tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng…) để xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
Ví dụ:
Chị A đánh ghen, lột đồ chị B giữa đường, hoặc
chửi mắng, xúc phạm giữa chốn đông người, với thời gian dài, từ đó gây hậu quả,
ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong gia đình, xã hội, uy tín của chị B thì bị
điều chỉnh bởi Điều 121 (Vấn đề giữa cá nhân và cá nhân)
Ông A đưa thông tin không đúng sự thật về
ông B, hoặc lan truyền những thông tin mà mình biết rõ là không đúng sự thật về
ông B, hoặc tố cáo ông B trước cơ quan có thẩm quyền về một việc mà ông B không
thực hiện thì được coi là lỗi Cố ý và bị điều chỉnh bởi Điều 122 (Vấn đề giữa
cá nhân và cá nhân)
Ông C đưa thông tin sai sự thật, chửi bới,
xuyên tạc về Công ty TNHH A, cơ quan chính quyền B, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi, lợi ích của các đơn vị
trên thì ông C bị điều chỉnh bởi Điều 258 (giữa Cá nhân với Nhà nước, tổ chức, Công dân).
Để cụ thể hoá
hành vi phạm tội của một cá nhân đối với từng loại đối tượng bị xâm phạm thì việc
ban hành các điều luật như trên là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình của
Việt Nam, phù hợp và tuân thủ theo đúng các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã
tham gia ký kết.
Hiện nay, không
chỉ có ông PVĐ mà còn có một số “Dân chủ viên” hoặc “RẬN” thường xuyên kêu gào
rằng bị đánh mất tự do ngôn luận theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự. Để chứng
minh cho sự mất tự do về ngôn luận, họ thường viện dẫn Điều 19 của Tuyên ngôn
Nhân quyền năm 1948:
Điều 19:
Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do
phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những
quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến
bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Tuy nhiên họ lại cố
tình “quên” Điều 29 của bản Tuyên ngôn nhân quyền này:
Điều 29
1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng
đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do
và đầy đủ.
2. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của
mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo
đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người
khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng
và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.
3. Trong mọi
trường hợp, việc thực hiện các quyền tự do này cũng không được trái với
các mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.
Như vậy, có
thể hiểu rằng, theo Tuyên ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 thì các
quyền cơ bản về con người được coi trọng tối đa nhưng phải đặt dưới các quyền và
lợi ích của cộng đồng và xã hội. Rất tiếc rằng ông PVĐ và các “RẬN” khác lại cố
tình không đọc đến Điều 29 này.
Khi các ông
quá đề cao các quyền tự do dân chủ của mình dẫn đến việc các vị sẽ cực đoan hoá
các quyền cá nhân của mình mà làm ảnh hưởng đến quyền của cá nhân, tổ chức khác,
của cộng đồng và xã hội. Nghiễm nhiên các vị sẽ cho mình cái quyền đứng trên Pháp
luật mà thực tế hiện nay điều này đang xảy ra. Hành vi của các vị gây ảnh hưởng
tiêu cực tới các yêu cầu chính đáng về đạo
đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung. Chính vì vậy, tất yếu Pháp luật sẽ
đặt ra điều luật để điều chỉnh hành vi đó và có biện pháp nghiêm trị. Điều 258
là nhu cầu tất yếu và cần thiết để Nhà nước và nhân dân Việt Nam điều chỉnh hành
vi vi phạm của các vị. Điều 258 BLHS hoàn toàn phù hợp với Điều 29 của Tuyên ngôn
nhân quyền năm 1948 hay có thể nói cụ thể hoá Điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền của
LHQ vào Pháp luật của Việt Nam.
Thêm nữa, Điều
258 BLHS được thông qua bởi Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân dân Việt Nam, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
của toàn thể dân tộc Việt Nam, do vậy, một nhúm các vị chưa đủ tư cách, chưa đủ
tầm để yêu cầu xoá bỏ Điều 258. Việc một số kẻ tự xưng là Đại diện “Mạng lưới
blogger Việt Nam” ra “Tuyên bố 258” và yêu cầu các nước can thiệp vào công việc
nội bộ của Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng vào quyền tự chủ, tự quyết của dân tộc
Việt Nam. Những hình ảnh hả hê khi trao “Tuyên bố” cho đại sứ quán các nước và
sự xưng tụng lẫn nhau chính là thể hiện tâm địa “rước voi giầy mả tổ, cõng rắn
cắn gà nhà” của những kẻ ngông cuồng tự đặt mình lên trên quyền lợi của quốc
gia, dân tộc. Hành động đó là hành động phản quốc, cầu viện ngoại bang can thiệp
vào công việc của Việt Nam.
Thay dòng kết
luận tôi xin nhắc lại Khoản 2 điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi
người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự
công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác,
cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và
phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.”. Một lần nữa, tôi khẳng định điều
258 là phù hợp và cần thiết để điều chỉnh những hành vi điên cuồng đang chà đạp lên
quyền, lợi ích của Nhân dân, các tổ chức đang hoạt động trên đất nước Việt Nam.
No comments:
Post a Comment