Sự kiện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ được coi là sự kiện đáng chú ý nhất trên thế giới hiện nay.
Gọi là đáng chú ý, bởi đây là lần đầu tiên Tổng bí thư của một nước "cựu thù" với Mỹ sang thăm chính thức, đồng thời, đánh dấu nhiều bước tiến triển, tạo cơ hội hợp tác toàn diện, bình đẳng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Rõ ràng, qua chuyến thăm này, về phía Hoa Kỳ đã thay đổi từ đối đầu về ý thức hệ - một suy nghĩ gây cản trở rất nhiều trong việc xây dựng quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia; sang đối tác. Qua đó xây dựng hình ảnh Hoa Kỳ sẵn sàng đối thoại với bất cứ một hệ thống chính trị nào trên thế giới. Sẵn sàng hợp tác bình đẳng, sòng phẳng trên mọi lĩnh vực.
Có thể thấy, qua chuyến thăm Hoa Kỳ không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc đối phó với những biến động chính trị đầy hiệu quả trong khu vực thời gian qua. Một khu vực mà Hoa Kỳ đang rất quan tâm và có xu hướng xoay trục chiến lược nhằm khẳng định vị thế của mình. Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chứng minh Hoa Kỳ và Việt Nam đã sẵn sàng nâng tầm quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Một chuyến thăm có thể được coi là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" với mong muốn của cả 2 bên.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Việt Nam, nghiễm nhiên ông là nguyên thủ lãnh đạo cao nhất. Tuy nhiên, tại các quốc gia đa nguyên đa đảng lại không có chức danh tương đương. Do đó, việc đón tiếp tại sân bay quân sự với khá nhiều quan chức chính phủ, và đặc biệt là sẽ đón tiếp và hội đàm theo nghi lễ nguyên thủ tại Nhà Trắng có thể được coi là sự tôn trọng lãnh đạo ở cấp cao nhất của phía Hoa Kỳ với chức danh Tổng bí thư của Việt Nam.
Có bạn bức xúc cho rằng những hình ảnh đón tiếp tại sân bay không đủ các nghi lễ cần thiết. Tuy nhiên, quy định về lễ tân ngoại giao tại mỗi quốc gia có một hình thức khác nhau. Ngay tại Việt Nam cũng không thực hiện nghi lễ đón nguyên thủ các quốc gia khác tại sân bay Nội Bài mà thường đưa về Phủ chủ tịch để tổ chức. Nên nhớ rằng, để đảm bảo cho chuyến thăm của Tổng bí thư, ngành Ngoại giao cả hai bên đã có cả chục cuộc đàm phán từ nghi lễ đón tiếp, nơi ăn ở, an ninh, đi thăm, hoặc hội đàm ....
Và vì thế, những hình ảnh đón tiếp của phía Mỹ đón phái đoàn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chẳng có gì đáng phải bàn cãi. Chắc chắn cơ quan Ngoại giao của Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và giữ gìn những hình ảnh mang tính chất thể diện của quốc gia.
Cái cần theo dõi, chính là những kết quả mà hai bên có thể đạt được sau chuyến thăm mang tính lịch sử này. Những cơ hội và thách thức đang chờ Việt Nam ở phía trước.
Còn quá khứ, với Việt Nam và Hoa Kỳ, có những trang sử cần khép lại, có những hận thù cần bỏ qua cho nhau. Nhưng không phải là bỏ quên hoặc xóa đi vĩnh viễn. Lịch sử là để ghi nhớ, để hạn chế những sai lầm đáng tiếc tương tự có thể xảy ra; nhưng lịch sử cũng là sự nhắc nhở, phòng ngừa và không cho phép ai quên. Chắc chắn không phải vì những lợi ích kinh tế nhất định mà quên không thể phòng ngừa. Điều này Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam luôn luôn ghi nhớ.
Tổng bí thư được đón tiếp với sự trang trọng nhất đối với những người đứng đầu quốc gia sang nhà trắng. Điều đó thể hiện sự công nhận của Mỹ đối với Đảng cộng sản của chúng ta
ReplyDeleteSự kiện trọng đại này làm tiêu tốn không ít giấy mực của nhà báo. Người ngay thẳng, chính trực thì đánh giá đó là sự kiện vui, mừng. Còn mấy kẻ đâm bị thóc chọc bị gạo thì ghen ghét nên ném đá nhiệt tình
ReplyDeleteSự kiện quan trọng đối với hai quốc gia, đối với những học viên, người lao động và Việt Kiều bên Mỹ thì sự kiện đó lại càng ý nghĩa hơn. Quan hệ ngoại giao nâng lên mối quan hệ mới
ReplyDelete