Thursday, June 4, 2015

Vài suy nghĩ về sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông

Ngày 4//6//2015, báo Thanh Niên có đăng bài "Vì sao Mỹ để mặc Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông?"
Có thể nói bài báo này tổng hợp khá tốt và nhận định chính xác thông tin từ báo chí nước ngoài về hành động của Mỹ đối với tình hình Biển Đông trong thời gian qua. Đây là điều khá lạ vì đội ngũ PV, quản lý của TN có tư tưởng và phát ngôn khá "cuồng Mỹ" trên các trang cá nhân facebook, blogspot; thậm chí bất mãn và chửi bới chế độ như Nguyễn Thông, Đỗ Hùng...

Ngược dòng lịch sử:
Những năm 70 của thế kỷ trước, sau khi bị cả thế giới và ngay chính bản thân nước Mỹ phản đối về sự sa lầy trong chiến tranh Việt Nam. Đồng thời nhằm khắc sâu sự chia rẽ trong nội bộ các nước XHCN. Mỹ đã tiến hành các bước bình thường hóa, khôi phục quan hệ với Trung Quốc và lấy chính Việt Nam đặt lên bàn thương lượng. Không khó có thể thấy kết quả của cú "đi đêm" này là chiến dịch Linebaker II hay còn được gọi là "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không". Về phía Mỹ mong muốn có một chiến thắng để gây áp lực lên chính quyền VNDCCH hòng duy trì chế độ VNCH ở miền Nam Việt Nam.
Để đạt được mục đích này của Mỹ và nhằm tạo ra sự phụ thuộc của VNDCCH vào Trung Quốc nếu Bắc Việt thua trong chiến dịch này. Bắc Kinh đã hối thúc và khoanh tay đứng nhìn không quân Mỹ ném bom rải thảm miền Bắc. Thậm chí, còn có cả những hành động "ngăn chặn(?)", giữ lại, không cho đi về Việt Nam một cách khó hiểu những vũ khí, khí tài mới mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam nhằm chiến đấu chống lại không quân Mỹ như hệ thống tên lửa đất đối không S-125 Pechora (Việt Nam gọi là SAM 3).
Đổi lại những  hành động đó, năm 1974, Mỹ đã bán Hoàng Sa cho Trung Quốc dưới một vở kịch vụng về của những kẻ làm tay sai, đánh thuê cho Mỹ với một tên gọi mỹ miều " Hải chiến Hoàng Sa". Một vở kịch lẽ ra không bị lộ nếu như một trong những người trực tiếp tham chiến là ông Lê Văn Thự đã phanh phui những thủ đoạn che dấu như "bắn vào đồng đội" hay "xuyên tạc trận đánh" của Tâm lý chiến VNCH.
Quay trở lại bài viết của báo Thanh Niên.
Trong bài viết có một chi tiết rằng "Điều 121 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) quy định chỉ có những hòn đảo “được hình thành tự nhiên” mới có vùng biển chủ quyền 12 hải lý bao quanh. Cũng theo UNCLOS, xây dựng đảo nhân tạo không sản sinh ra chủ quyền ở vùng biển và vùng trời xung quanh. "Như vậy, việc Mỹ tuần tra cách các đảo nhân tạo 12 hải lý sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho Bắc Kinh củng cố chủ quyền tại đó?", đài CNN (Mỹ) nêu vấn đề."
Hiểu một cách khác, Hoàng Sa do chính Mỹ bán rẻ cho Trung Quốc, vì vậy, dù muốn hay không, Mỹ cũng không thể và không dám đi vào phạm vi quần đảo. Thậm chí, hành động của Mỹ như vậy thực tế đã thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền với HS, do đó, tàu chiến Mỹ không dám đi vào vùng lãnh hải mà TQ tự ý xác lập phi pháp với quần đảo HS mà TQ đang chiếm đóng trái phép với Luật pháp quốc tế.
Vậy tại sao Mỹ duy trì sự hiện diện của Hải quân tại khu vực Biển Đông?
Câu trả lời hợp lý nhất là Mỹ muốn thể hiện vai trò anh Cả, sen đầm quốc tế, qua đó sẽ tăng ảnh hưởng và sức ép với Việt Nam, đưa Việt Nam vào quỹ đạo liên minh với Mỹ, trở thành "tiền đồn" của Mỹ tại Đông Nam Á và sau đó sẽ sử dụng Việt Nam để khống chế toàn bộ khu vực Biển Đông.
Bên cạnh đó, với việc duy trì hiện diện quân sự tại khu vực đang được coi là thùng thuốc súng và sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào nếu một quốc gia nào đó châm ngòi cho xung đột. Khu vực Đông Nam Á sẽ là nguồn thu béo bở cho những tên "lái súng" mang quốc tịch Hoa Kỳ. Một nghề kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ đã khiến Mỹ vươn lên vị trí thống trị thế giới. MỘT QUỐC GIA SỐNG NHỜ CHIẾN TRANH VÀ XƯƠNG MÁU CỦA NHÂN DÂN CÁC QUỐC GIA KHÁC.
Và cũng không loại trừ những cú đi đêm giữa Mỹ và Trung Quốc có thể lặp lại để phân chia lợi ích, vị thế của 2 quốc gia này. Và một lần nữa, Việt Nam có thể sẽ lại được đưa ra để mặc cả.
Việt Nam cần sự ủng hộ của các quốc gia khác trên thế giới về vấn đề Biển Đông. Nhưng chắc chắn Việt Nam cũng không cho phép bất cứ một quốc gia nào trục lợi trên độc lập, chủ quyền, và xương máu của dân tộc Việt Nam.
Và Việt Nam chỉ có thể giữ vững độc lập, chủ quyền, tự do trước hết bằng nội lực của toàn dân tộc chứ không phải là dựa dẫm vào bất cứ một thế lực nào; cũng không thể bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ bằng cách quỳ gối trước một thế lực nào đó.

1 comment:

  1. Câu hỏi đặt ra hiện nay là sự hiện diện của Mỹ tại biển Đông có phải là một tín hiệu mừng cho một vài nước ở khu vực này. Hay nó sẽ lặp lại lịch sử quá khứ một lần nữa. Thời gian và sự thông minh của lãnh đạo các quốc gia sẽ quyết định điều này.

    ReplyDelete