1. Công
giáo hay Thiên Chúa giáo
Công, trong công cộng, công an, được sử dụng như một
tính từ, mang nghĩa đó là những gì thuộc về toàn thể cộng đồng, chung cho mọi
người, do nhà nước ban hành và điều khiển.
Ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều gọi là Thiên
Chúa giáo hoặc Ki tô giáo. Tuy nhiên ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo lại được gọi là
Công giáo?
Việc gọi Công giáo xuất phát từ thời Đệ nhất Cộng
hoà, dưới sự cuồng tín của Ngô Đình Diệm đã đưa Thiên Chúa giáo lên hàng “Quốc
giáo”, trong khi thực tế số người theo đạo Thiên Chúa chỉ chiếm chưa đầy 5% vào
thời điểm đó. Chính sự tôn sùng vào tôn giáo của Ngô Đình Diệm khiến ông ta đưa
đạo Thiên chúa lên số 1 khi ông ta nắm quyền, đến mức dâng cả miền Nam Việt Nam
cho Đức mẹ. Lúc này, Thiên Chúa giáo nghiễm nhiên được chính quyền coi là tôn
giáo chính thức của Việt Nam Cộng Hoà. Lúc này, lời của các Linh mục ở một góc
độ nào đó được coi như một thứ quyền lực của nhà nước. Lệnh của các linh mục cũng
tương đương với “công quyền”, lệnh của quốc gia. Vào thời gian này, hai chữ “Công
giáo” xuất hiện dày đặc trên tất cả các công văn, báo chí nhằm thấm dần vào đầu
của nhân dân miền Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, ngay cả vào thời kỳ cực thịnh
được nhân dân đến vua quan tôn sùng, đạo Phật cũng chưa được coi là Quốc giáo,
do đó, việc “cưỡng ép” ngôn từ để tạo ra “Công giáo” là hành động cưỡng bức, cả
vú lấp miệng em và chưa có một quốc gia nào hành động như vậy.
Cách gọi tên một tôn giáo thông thường sẽ được gọi
theo người khai sinh ra tôn giáo đó (Phật giáo, Khổng giáo, Thiên chúa giáo) hoặc
có thể theo dân tộc đang theo tôn giáo đó: Ấn Độ giáo, Anh giáo, Hồi giáo (dân
tộc Hồi ở Trung quốc theo đạo Islam). Không hiểu rằng có ông “Công” nào đó khai
sinh ra “Công giáo”?
Hiện nay, các linh mục không giải thích từ “Công
giáo” theo đúng nghĩa của nó mà giải thích bằng những con đường khác nhau. Việc
này nhằm lập lờ vừa công vừa tư để khẳng định quyền lực mà đạo Thiên Chúa đang
hướng đến. Bên cạnh đó, tạo ra ảo tưởng và tham vọng cho những người đang theo đạo
này.
Thiết nghĩ rằng, việc sử dụng đúng từ ngữ trong tất
cả cách hành văn, lời nói là: Thiên Chúa giáo, Ki tô giáo, đạo Thiên Chúa…nhằm
mục đích đưa đạo Thiên chúa về đúng vai trò, vị trí trong đời sống tinh thần của
dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, giúp tránh những nhận thức sai lầm và những ảo tưởng
quyền lực trong Thiên Chúa giáo đối với Việt Nam. Tránh tình trạng một tôn giáo
có số người tham gia đứng hàng thứ 2 lại mong ước thống trị tinh thần của người
Việt Nam.
2. Dân tộc
và tộc người
Dân tộc và tộc người là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau. Trong khi Dân tộc (Nation) phải là một cộng đồng chính trị, bao gồm
cư dân của một quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, có luật pháp thống
nhất,…thì Tộc người (Ethnic/Ethnie) là cộng đồng
mang tính tộc người, không nhất thiết phải cư trú trên một cùng lãnh thổ, có
chung một nhà nước, dưới sự quản lý điều hành của một chính phủ với những đạo
luật chung thống nhất.
Hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều sử dụng từ
“Dân tộc” nhằm chỉ Cộng đồng người sống trong lãnh thổ quốc gia đó; ví dụ “Dân
tộc Việt Nam, Dân tộc Lào, Dân tộc Thái Lan…” Còn những “Tộc người” là nhằm chỉ
những bộ phận dân cư có cùng hình thức sinh hoạt, phong tục tập quán, chung
truyền thống văn hoá, lịch sử và phát triển xã hội nhưng không ràng buộc trong
một lãnh thổ (đất nước) nhất định; ví dụ: Tộc người Dao, Mông (H’Mông) có cả ở
Việt Nam và Trung Quốc, tộc người Khơ Me có cả ở Cambodia và Việt Nam.
Việc phân định rõ khái niệm “Dân tộc” và “Tộc người”
nhằm tránh sự nhầm lẫn trong phân định các ranh giới giữa một cộng đồng nhỏ lẻ
và một quốc gia. Bên cạnh đó, sử dụng đúng khái niệm, cách gọi sẽ có định hướng
tốt hơn trong việc phát triển kinh tế – xã hội cho phù hợp với đặc điểm của từng
bộ tộc người, giúp bảo lưu, duy trì các truyền thống văn hoá của từng tộc người.
Nên chăng?
No comments:
Post a Comment