1. Ở vụ thứ nhất thì có những bài viết sau để chứng minh sự ngu học và chỉ vội vã giật tít để câu view của một bạn phóng viên:
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Vu-cam-phu-nu-khong-duoc-mang-thai-Cac-ban-da-hieu-sai/306714.gd
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130711/vu-qua-33-tuoi-khong-duoc-mang-thai-nguoi-dua-tin-sai-da-xin-loi.aspx
Hiện nay Pháp luật Việt Nam chưa xử lý nghiêm với những trường hợp như thế này. Việc đưa tin sai lệch như vậy nên xử lý theo tội vu khống (điều 122 BLHS) để đám nhà báo rác rưởi ấy biết uốn lưỡi và suy nghĩ trước khi đặt bút viết bất cứ một điều gì.
2. Vụ việc "Cộng điểm Bà mẹ Việt Nam anh hùng (BMVNAH) thi đại học"
Trước hết, xin khẳng định rằng chủ trương này hoàn toàn đúng. Kể cả những ông "trí thức" nói rằng "có thể' hoàn cảnh lịch sử sau này.
Để hiểu được ý nghĩa của vấn đề này. Xin vui lòng đọc lại Quy định phong tặng BMVNAH:
Trích: NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 176-CP NGÀY 20-10-1994 VỀ VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC "BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG"
Điều 1. Những Bà mẹ được tặng hoặc truy tăng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1- Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
2- Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ;
3- Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ;
4- Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.
Người con là liệt sĩ bao gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ được phát luật thừa nhận, và đã được Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công.
Bà mẹ có đủ 1 trong 4 trường hợp nêu trên do phải chịu đựng nỗi đau mất con, mất chồng mà bị bệnh tâm thần, vẫn được tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Người chồng là liệt sĩ nói ở Điều này là người đã được Chính phủ tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" mà Bà mẹ là vợ của người đó được hưởng chế độ tuất liệt sĩ.
Từ trước đến nay, ta thường mặc định hiểu rằng BMVNAH là những bà mẹ đã trải qua những cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ Nghị định nói trên, ở khoản 2 điều 1 thì chỉ cần là con trai duy nhất trong gia đình thì người mẹ đó cũng được phong tặng Danh hiệu BMVNAH, tức là ngay thời bình này chứ không cần đợi đến chiến tranh.
Nhiều "nhà báo" "trí thức" hoặc ngu, hoặc mặc định ngu ngốc rằng cứ BMVNAH chỉ gồm những Bà mẹ của những Liệt sĩ trong chiến tranh. Để rồi cười cợt Quy định đó của BGD và ĐT.
Thử lấy 1 ví dụ nhé:
Nhìn bức ảnh này đi:
Nhiều "nhà báo" "trí thức" hoặc ngu, hoặc mặc định ngu ngốc rằng cứ BMVNAH chỉ gồm những Bà mẹ của những Liệt sĩ trong chiến tranh. Để rồi cười cợt Quy định đó của BGD và ĐT.
Thử lấy 1 ví dụ nhé:
Nhìn bức ảnh này đi:
Liệt sĩ này mới sinh năm 1990. Giả sử rằng trường hợp này mẹ LS sinh LS năm 18 tuổi tức là bà ấy sinh năm 1972 và LS là con trai duy nhất trong gia đình (trường hợp bình thường hiện nay) thì Mẹ LS nghiễm nhiên được phong BMVNAH.
Năm 2013 Mẹ LS mới có 41 tuổi thì nhu cầu thi Đại học vẫn có. Bởi có những trường hợp như thế này:
Thế thì Bà mẹ đó có xứng đáng được cộng điểm khi thi Đại học không? Nếu bảo không thì hãy nhìn vào các lớp tại chức và Đại học từ xa xem có bao nhiêu người phụ nữ trên 40 tuổi vẫn đang miệt mài ngồi học.
Để cười Bộ sai, trước hết hãy xem xét toàn bộ khả năng có thể xảy ra của vấn đề hãy nói, đừng vội suy diễn một cách ngu ngốc.
3. Có lần nói chuyện với TBT Trẻ Online (một trang báo mạng của một người VN ở nước ngoài) thành lập (Mr Michael Bùi), ông ấy có nói rằng, một số nhà báo trẻ Việt Nam hiện nay về Luật thì chưa nắm rõ nhưng ngòi bút đôi khi viết không rõ vân đề, gây ra hiểu sai... định hướng dư luận sai, chủ yếu mang tính câu khách. Phần đông các nhà báo còn trẻ tuổi, chưa được bồi dưỡng kỹ năng viết báo đúng mức nên cẩu thả, mang tính chất có tin là chính. Vấn đề này các báo giấy, báo mạng cần có sự điều chỉnh để các nhà báo viết cho đúng, trung thực, khách quan nhằm định hướng xã hội tốt hơn, tránh việc làm mất niềm tin vào cơ quan nhà nước.
Mình miễn bình luận thêm
No comments:
Post a Comment