Saturday, August 9, 2014

Luật hoá mại dâm, nên hay không?


Trong hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, lãnh đạo UBND Hà Nội vừa đề nghị Quốc hội nghiên cứu thay thế Pháp lệnh bằng Luật Phòng, chống mại dâm. Theo đó, Hà Nội đề nghị bổ sung Điều 22 với nội dung: Tăng mức xử phạt hành chính với người mua dâm, công khai danh tính người mua dâm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục.
Trước đề xuất của Thành phố Hà Nội, một “ nhà nghiên cứu xã hội học” lại cho rằng đây “thể hiện sự yếu kém của Hà Nội trong việc phòng, chống mại dâm”. Anh ta dẫn chứng ra một vụ hiếp dâm để ủng hộ việc “để cho mại dâm hoạt động còn hơn là để cho người ta đi hiếp dâm”. Để chứng minh cho quan điểm của mình đưa ra, anh ta khẳng định “Ở những nước phát triển, mại dâm được coi như một nghề. Ở Việt Nam bị cấm vì nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu xem chúng ta có ngăn chặn được cái được cho là trái với thuần phong mỹ tục đó hay không? Và thực tế đã chứng minh, việc ngăn chặn mại dâm là điều không thể. Bằng chứng là chúng ta đã cấm, đã xử lí từ rất lâu rồi nhưng tệ nạn này không hề có chiều hướng thuyên giảm. Vậy đã không xử lí được thì chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật”. (giaoduc.net.vn).

Sunday, July 27, 2014

Suy ngẫm ...

Ngày thương binh liệt sĩ 27/7
Có một người bạn – là thân nhân liệt sĩ nhắn tin cho mình “Ngày đặc biệt anh nhỉ, anh làm gì trong ngày này?”
Mình nhắn tin lại “Anh chỉ đang suy nghĩ thôi.”
Mình nghĩ về bố, một thương binh hạng 4/4, còn 7 mảnh đạn trong cơ thể. Bạn bè, đồng đội của ông bảo đi giám định lại nâng mức thương binh. Ông bảo “Tao biết, tao là thương binh hạng 2, nhưng nâng lên được thêm ít tiền cũng chẳng khá hơn gì. Dẫu sao, sống qua chiến tranh, trở về với gia đình, cũng còn may mắn hơn bao thằng khác rồi”. Ngày hôm nay chắc ông sẽ nhớ về đồng đội đã ngã xuống và chắc chắn ông sẽ buồn lắm.

Tuesday, July 22, 2014

Cần xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tự do báo chí qua sự việc của trang tin phunutoday.vn


Với sự phát triển của khoa học, mạng internet, các hình thức báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp xuất hiện giúp cho độc giả một kênh thông tin mới, được cập nhật thường xuyên, liên tục, đa chiều về mọi vấn đề trong đời sống xã hội, không hạn chế về không gian, thời gian. Việt Nam đã cấp phép cho hơn 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp, ngoài ra còn hàng ngàn trang tin khác đang hoạt động sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
 Do đặc thù là một loại hình báo chí mới, hầu như không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đa phần là tự hạch toán kinh tế, dẫn đến mục tiêu của các trang báo điện tử thu hút người đọc và tăng doanh thu từ quảng cáo. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng là không ít trang báo điện tử đang dần bị thương mại hoá. Dưới sức ép từ các cơ quan chủ quản và áp lực buộc phải có các hợp đồng quảng cáo - không ít người viết, phóng viên của các báo điện tử, trang tin điện tử chỉ thực hiện công việc sao chép, cắt xén nội dung, thay đổi tiêu đề từ bản gốc của các báo in, báo điện tử để gây sốc nhằm lấp đầy trang tin, thu hút độc giả. Thậm chí, đội ngũ người làm công tác viết tin, biên tập nội dung của báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp còn không được trang bị nghiệp vụ làm báo cần thiết, thiếu đạo đức báo chí dẫn đến cẩu thả trong việc đăng tin bài, xuyên tạc sai sự thật.

Tuesday, July 15, 2014

THƯ NGỎ KÍNH GỬI ÔNG PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM


Kính gửi: Ông Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ.
Tôi là một người sử dụng Blog có bút danh là Củ Hành. Địa chỉ blog của tôi là : cuhanhvn.blogspot.com
Kính thưa ông:
Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới Ông và các Ban ngành đoàn thể, cùng các cán bộ đang làm công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ lời chúc sức khoẻ, thành đạt.
Về cá nhân tôi ngoài thú chơi Blog còn tranh thủ cùng một số bạn bè khác trên mạng còn hỗ trợ thông tin các gia đình Liệt sĩ chưa tìm được thân nhân, với mong muốn càng sớm đưa được các Liệt sĩ về với các gia đình càng tốt. Chúng tôi chỉ mong rằng, với những gì chúng tôi làm, sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau của các gia đình Liệt sĩ hàng chục năm qua. Thật may mắn, mặc dù không được nhiều nhưng chúng tôi cũng đã góp phần đưa được một số Liệt sỹ được trở về quê hương, gia đình của mình.

Tuesday, July 8, 2014

Vụ trực thăng rơi và sự khốn nạn tột cùng của những kẻ làm báo.

Khoảng 7h30 sáng ngày 7/7/2014, chiếc máy bay Mi-171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân chở 21 cán bộ, chiến sĩ bay huấn luyện nhảy dù. Đến khoảng 7h46’ máy bay bị rơi tại thôn Bình Yên, xã Hoà Lạc, huyện Thạch Thất , Hà Nội khiến 16 chiến sĩ hi sinh tại chỗ, 5 chiến sĩ còn lại được khẩn trương cấp cứu. Nhưng đến sáng ngày 8/7, hai chiến sĩ nữa đã không qua khỏi, nâng tổng số người hi sinh lên 18 người. 3 chiến sĩ còn lại đã có dấu hiệu hồi phục.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, khoanh vùng bảo vệ, cấp cứu người bị thương, thu dọn hiện trường. Bên cạnh đó, các báo nhanh chóng vào cuộc, cung cấp cho độc giả những tin tức nhanh chóng về sự việc xảy ra. Có thể nói, với những thông tin được tường thuật trên báo chí đã giúp độc giả trong cả nước và nước ngoài nắm bắt sự việc. Tuy nhiên, với sự yếu kém, cẩu thả của không ít phóng viên, nhà báo, thậm chí cả ban biên tập của một số báo chí điện tử thì ngoài sự đau xót về sự hi sinh của nhân dân dành cho các chiến sĩ còn là sự phẫn nộ với cách đưa tin mất dạy, bồi bút rẻ tiền.